User:Vuara/Sources from dchph's writing

From Wiktionary, the free dictionary
Jump to navigation Jump to search

TứthậpTrithiênmệnh Sat Jul 3 11:33:36 2004

dchph

Mình chẳngnhớ rõ là từbaogiờ mình bắtđầu đểý rấtnhiều về tuổitác của mình. Mỗilần soigương lúcnào cũng nhìn thậtlâu những nếpnhăn inhằn trên trán, hai bên khoémắt, và nếpgấp phíatrên hai gòmá. Nherăngra là nhìnthấy trướcsau nhưnhất, đều hư cả! Rõrệtnhất là những sợi tócbạc, chúng đã lấn gầnhơn nửa máiđầu. Nếu khôngcó màu tócnhuộm chelại thì cólẽ mình còn trông già hơn cáibóng mình đang nhìnthấy trong gương.

Khổng Tử viết: Tamthập nhi lập, tứthập nhi hoặc, ngũthập trithiênmệnh... nghĩalà làmnên sựnghiệp vào tuổi bamươi, tuổi bốnmươi "khủnghoảng tuổi trungniên", và khi đến tuổi nămmươi phải chấpnhận sốmệnh... Còn mình thì nghĩ cólẽ tuổi bốnmươi mình nên trithiênmệnh...

Và cáituổi trithiênmệnh theo quanđiếm "ngũthập trithiênmệnh" đãđến tựhồinào vào đờimình ở cáituổi bốnmươi! Nó đến mộtcách ngangnhiên và tànnhẫn, đến như vũbão, đến tưởngnhư bấtchợt khôngkịptrởtay. Mình còn nhớ khiđang trong độtuổi đôitám, mình đã nghĩlà mình sẽ khôngbaogiờ bướcđến cáituổi bamươi, hoặc đã nhìn cái năm 2000 và thấy consố ấy xalạ làmsao. Còn những trên haimươi lăm năm nữa cơmà! Và mình vẫncòn nhớrõ những ấntượng về những biếncố lịchsử lúcbấygiờ. Nghe nàolà nhữnggì đạiloại như câu "haimươinăm chiacắt đấtnước", và mình nhớrõ là mình đã nghe câunói nầy với rấtít xúccảm vì dườngnhư nó chẳng ănnhậpgì tới đời mình.

Cũng giốngnhư ngàynay hỏi người thanhniên với độtuổi trêndưới hămlăm, cái thờiđiểm chấmdứt chiếntranh 1975 xaxôi đó khôngcó ýnghĩagì đốivới họ. Thếnhưng với mình của ngàyhômnay những câunói như "Xaxứ haimươinăm" hay "chiếntranh chấmdứt trên 25 năm rồi", mình lại cố khôngmuốn tinrằng những câunói nầy liênhệ mậtthiết đến cuộcđời mình, là mộtphần của đời mình giốngnhư nếpnhăn trêntrán và máitóc đã bạc hơn nửa. Khôngmuốn tin bởilẽ mọichuyện dườngnhư mới xảyra ngày hômqua hay tuầntrước. Mọithứ liênhệ đến những biếncố lịchsử kia (của nước và riêng của cuộcđời mình) với những hìnhảnh đầy ấntượng diễnra ngờingời trướcmắt, cứ ynhưlà đang xem những đoạn băngvideo. Ngôitrường trunghọc Petrus Ký cũ đứnglớngớ từng đámhọctrò vôtội hoangmang. Ðường Phan Thanh-Giản ngậptràn ngườixe dồndập dỗ vào thànhphố. Xaxa nghe rềnvang tiếng đạibác. Trên những lềđường của thànhphố nơinào cũng trànngập quầnáo línhtrận và giàybốtđờsô vứtbỏ trongnhững giâyphút hốthoảng vộivàng. Ðạilộ Thốngnhất gầmthét những tiếng xetăng cánlên đườngnhựa ầmầm tiếnvề Phủ Tổngthống...

Cáituổi bốnmươi nó đến khôngnhữngchỉ đơnthuần với những hìnhảnh của quákhứ mà cònlà của hiệntại, đólà những thựctại dồndập từngngàyqua, mới ngoảnhmặt là đãhết một ngày, xong một tuần, tới cuốitháng lãnhlương, tiếptục cho thángsau, nămtới... khôngchờ khôngđợi và ngàytháng trôiqua tưởngchừngnhư rất hờhững nhưng baogiờ tronglòng vẫn thầm tiếcnuối những giâyphút quíbáu của cuộcđời... Mọithứ trôinhanh vùnvụt.. cứnhư những đoạnphim quaynhanh, tớilui, tớilui, chậmlại, nhanhlên...

Lâungày, thỉnhthoảng gặplại một ngườiquen, chị ưa nói:

-- Chị cứ nhớ lần đầutiên gặp Ð., trông em cứynhư là cậuhọctrò trunghọc!...

Mình biếtlà chị nói thựclòng bởilẽ khi mình giỡ cuốn album ảnh ra, tựmình xemlại những tấmảnh chụp trongkhoảng thờigianđó mình trông giốngnhư một chàngthanhniên còn nonsữa. Và ngàynay, mình khôngcòn mấythích chụphình nữa. Lýdo giảndị là hìnhmình chụp khôngcòn thấyđược cái hìnhảnh của chàngthanhniên đẹptrai ngàyxưa kia -- bâygờ đẽ trởthành một gãđànông trungniên tuổi đãquá cái lằnranh của địnhmệnh.

Trithiênmệnh? Cáimệnh mà Trời đã dànhcho mình, cólẽ mình đã ngộ, đã tri, cólẽ từtrước ngaycả thờiđiểm đó. Mình chưa làmgìđược cáigì đángkể cho chính đờimình để gọilà thànhcông -- nhưng trước những thấtbại mình đã cố không đểlòng, khôngbuồn, khôngvui, và cũng chẳng nhụtchí... Cáigì mình đãtừng đeođuổi trong cuộcđời, mình vẫn âmthầm tiếptục làm, dù cơhồ chẳng được ai bêbcạnh cổvũ, tándương, hay khuyếnkhích...

Ngàyquangày và cứthế. Ðịnhmệnh nó đẩytới đẩylui, tớiđâuhayđó, qua một ngày là xong một ngày chodù mình vẫnthường cố nhũlòng là phảisống saocho từngngàyqua thật đíchđáng, "living one day at a time."

Thựcra khôngcầnphải đợi đến tuổi bốnmười mới cógnười "trithiênmệnh." Trênđời cóngườinầy kẻkhác, cókẻ trướcđó nhiềunăm đã "ngộ". Nếu xem đời là cáiđạosống thì đólà những người đã "ngộđạo." Họ chấpnhận địnhmệnh và sống annhiên tựtại nhữnggì mà cuộcđời đã mangđến cho họ. Cáibuồn, nỗivui, cáinhục, cáivinh, cáisang, cáihèn... tấtcả mọithứ chỉlà những khíacạnh của đờisống và họ chấpnhận mộtcách trọnvẹn, nghĩalà hỉnộáiố thứnào cũng lấyra làm niềmvui cho cuộcđời họ.

Khi trẻ, ai cũng mang một lýtưởng trongđời, mộng lấpbiểnvátrời. Khi lớnlên, saukhi đã trảiqua một khoảngthờigian dài bonchen với cuộcsống, ngoài mộtsố người đã "ngộ", vẫncòn những người ấpủ lýtưởng thờitrẻ. Cóngười sống không lýtưởng, nhưng bùlại họ có những ướcmơ dù đólà những mộngước nhonhỏ.Tómlại, cuộcsống mọingười nóichung trong quảngđời nầy là những truyđuổi khôngngừngnghỉ theo những hìnhbóng đôikhi tưởngnhư rất phùdu nhưng lại rấtlà hiệnthực, nhưlà sựnghiệpcôngdanh, nhàcaocửarộng, vợđẹpconkhôn. Nhưng thếrồi, bấtchợt bỗng có mộtngày ngườita nhậnra rằng họ khôngbằnglòng với những gì họ đãcó. Họ cảmthấy đờisống họ dườngnhư có cáigì đó rấtlà tẻnhạt, nhàmchán... Họ muốn một thứgìđó kháchơn.

Cólẽ nhiềungười trong chúngta khôngmấyai hoàntoàn sungsướng và bằnglòng với cuộcsống hiệntại đangcó. Hay nói đúnghơn là conngườita đasố khônghoàntoàn thoảmãn với nhữnggì mình có. Ðứng núi nầy trông núi nọ... Vợngười đẹphơn vợ ta... Cóvợ lại muốn độcthân... Xe mới nhà mới... Ở Mỹ lại muốn về Việtnam.... Khủnghoảng tuổitrungniên... Ở Việtnam lại thèmmuốn sang Mỹ... Canhcánh bênlòng mỗingười mỗi nỗi... Lòng nầy biết tỏ cùng ai....

Bạnbè cùng lứatuổi với mình, có đứa thì mua nhàđất sẵn ở Việtnam muốn vềhưu non, có đứa thì vuithúđiềnviên ở Mỹ. Có đứa thì muốn về Việtnam làm ônggiáogià gầydựnglại những hoàibão thờitrẻ vào những thếhệtrẻ mới. Có đứa tuy tranhđấu tớicùng trên mặttrận chínhtrị nhưng lờilẽ bớt cựcđoan hơn... Nóichung, đámbạn ở nướcngoài xemra đã mệtmỏi, chỉcòn đủsức ômấp những giấcmộng giảnđơn bìnhdị. Cònlại, đámbạn trongnước dườngnhư ai cũng còn bừngbừng nhiệthuyết. Tuy tấtcả đã bướcra ngoài tuổi bốnmươi nhưng chúng vẫncòn cuồngnhiệt với những cơnmen nồngsay của cuộcđời, xem đời là một trườngtranhđấu tranhgiành tướcquyền, tiềntàicủacải và địavị xãhội, nơi những sựnghiệp được dựnglên và cũng là bãiđất chôn thân của những kẻ đã trởthành thântànmadại.

Những kẻ ở vào lứatuổi trungniên như mình, có mấyai ngoảnhđầulại nhìn mãnhđời mình của haimươi năm trước mà không cảmthấy rằng mọichuyện trướcđó xảyra giốngnhư mới ngàyhômqua. Bởithế, haimươi năm nữa sẽ đến, đến như bãotáp, có làbao? Ai cũng thấy vậy, biết vậy, nhưng họ lại khôngthểnào mộtsớm mộtchiều vứtbỏ hết mọithứ để đeođuổi sốngtheo ướcmơ thậtsự của mình, làmtheo ýnguyện của mình để cảmthấy lòng hânhoan sungsướng. Mọisự tưởngchừng như đơngiản nhưng chẳng đơngiản chút nào. Mình có thằngbạn cùng quê mới gặplại, nó nói nó mơước lái xehơi đi vòngquan quảđịacầu. Cóđiều là nó mới bị sathải trong kỳ kinhtế suythoái do kếtquả của biếncố 11/9. Nó trướcđây làm thảochươngviên điệntoán cho một côngty bảohiểm, nay lại tínhchuyện xinphép mở xe bánnước sinhtố trên đườngphố Nữuước. Dođó, người có tính cũng khôngbằng trời tính. Tôi có hẹn với nó là sẽ ráng cùng nó thựchiện chuyếnđi vòngquanh tráiđất bằng xehơi khi eobiển Bering cócầu bắtngang và nếu nó còn dưsức sau một thờigian chốngchọi với cáibệnh viêmgan B nó đangmang trong người mà khôngcòn bảohiểm sứckhoẻ để "trợsức".

Và với những ướcmơ "bìnhdị" đó, xemra ai cũng cóthể thựchiện được mộtcách dễdàng, nhưng nhìnquanh chưađuợc mấyai thựchiện được, và ướcmơ vẫncòn là mơước. Tuy đãcó thằng bỏviệc, vềhưu, lidị vợ, mua xe loại duhành cắmtrại cùngvới cô tìnhnhân trẻ chạylôngrông từ tiểubang nầy tới tiểubang khác, sống cảngày trong rừng, ănchay, làmthơ, uốngrượu... chán thì về Việtnam dămba tháng. Có thằng thì trithiênmệnh sau một thờigian vùngvẫy cố sống theo suynghĩ của mình, ngàytháng cắmđầucắmcổ đilàm, đợi cóphép nghỉhè là bungđi tứxứ thựchiện mộtphần ướcmơ nhỏnhoi của mình là thích làm kẻlãngdu viễnkhách...

Hômnọ, đang dạochơi trênmạng, tìnhcờ click trúng bảnnhạc của Y Vân, nghe thấyhayhay thấmthía làmsao, đạiý là: "Em ơi có baonhiêu? Sáumươi năm cuộcđời. Haimươi năm đầu, sungsướng chẳngbaolâu... Haimươi năm sau... tìnhyêu cao vờivợi... Haimươi năm nữa làbao? Ối, đờisống không là bao. Ôi, tìnhyêu saolạithế..." Nghĩkỹlại, đây cũnglà một triếtlý của đờisống và chắc cũng chẳng mấyai thựcsự cảmthức được trọnvẹn ýnghĩa của nó và sống saocho rahồn. Xungquanh mình, mình đã gặp cũng lắm người đã sống với khôngngớt những âulo toantính và bậnbịu qua từngngày. Họ sốngcho cáigọilà "tươnglai", họ phấnđấu cho "tươnglai", họ gầydựng cho "tươnglai" và cái "tươnglai" của họ thườnglà những "giấcmộngvàng" và khi "tươngtai" của họ khônggiốngnhư trong "giấcmộngvàng" như đãđược thêudệt -- tớilúcđó thườngthì họ mới bắtđầu "trithiênmệnh" saukhi đã vượtquá cái mốc "lụcthập."

Cái "lỡlàng" của đờisống của conngười chínhlà ỡ chỗ conngườita ítkhi biết ("tri") thếnào là "đủ" -- cái "đủ" trong ýnghĩa của câunói của Khổngtử: "Tritúc tiện túc, đãi túc, hàthời túc?" Riêngmình, mình cũng ýthức được đềunầy và mộtđôilần mangra nói với my boss (chưa đến tứthập) là bả nóingay là conngười mình thiếu ýchí phấnđấu cho sựvươnlên, cónghĩa là "not ambitious enough." Trong một mứcđộ, "trithiênmệnh" chínhlà "tritúc." Mình chỉ thấy hai câu nầy chỉ khác ởchỗ là: tứthập "trithiênmệnh" là cáichânlý của nhânsinh, còn "tritúc" tiệntúc là cáitriếtlý của đờisống.

Dùrằng mình đã biết "thế", thế nhưng sao mình không lại được "thế"? Mình có baogiờ bằnglòng với hiệntại đâu? "Ðứng núinầy trông núinọ." Mình vẫnchưa "tritúc." Mình vẫncòn những hoàimong, những đòihỏi, vẫncòn sống trong giấcmộngvàng. "Vàng" đâylà những mơước sống vượt rangoài những ràngbuộc, những lềlối, những tụcluỵ, và những địnhước kềmchế của xãhội, nó bắtbuộcmình phải thếnầy thếnọ, nó làm mình bựcmình, nó làm mình thấtvọng, nó làm mình khắckhoải, không làmđược những điều mình muốn, không sốngđược hếtmình... Những phiềnluỵ của cuộcđời dườngnhư đeođẵng mãi trênngười. Mình chêbai ngườita sao họ sống khổ thế, rồi nghĩlại mình thựcra cũng chẳng hơn ai.

Và, áichà! Khi bướcđến cáituổi trithiênmệnh nầy, mình cũng bắtđầu suynghĩ đến cáichết. Ðôikhi tựhỏi với chính lòngmình là có sợchết haykhông? Ai trênđời nầy mà chẳng chết? Ngoãnhmặtlại nhớđến những khuônmặt mộtvài bạnbè thânquen cũ nay đã rađivĩnhviễn và rồi nghĩnhớlại những giâyphút đốimặt với thầnbiển và thầnchết khi vượtbiển -- mình cảmnhậnđược sựhưvô và nỗiphùphiếm của cuộcđời. Thếmà như ta đã thấy conngườita hằngngày bươngbất bonchen nhau tấtbật để vượthơn kẻnầy kẻnọ, nhàcửa, xehơi, dốpdiếc... cuốicùng rồi cũng sẽ chết... Củacải sinhrađời không mang tới, chết cũng chẳng mangtheo được, nhưng conngườita baogiờ cũng xem chúng như bảovật.

Mình cholà sựsống và cáichết giốngnhư giấcnamkha, ngủ và mơ, mơ thấy mình trảiqua hết một đờingười, mơ rồi tỉnh, tỉnh rồi ngủ.... Chắcchắn là cáichết là giốngnhư giấcngủvùi khôngbaogiờ tỉnhdậy lầnnữa. Nhưvậy cógì đángsợ khôngnhỉ?

Nếu quảthực có linhhồn thì khi conngườita khi chếtđi linhhồn chắc sẽ tiếptục cho ta những giấcmơ -- có giấcmơtiên và cũng sẽ có những giấcmơ quáiđản. Cólẽ linhhồn conngườita vàolúcấy khómà ýthứcđược đâulà hư và đâulà thực. Tómlại là linhhồn sẽ không phânbiệt ranổi là nó đang ởtrong cõisống hay sựchết, và cứynhư trong giấcmơ.

Viết tớiđây, mình chợt nhậnra mình vừa triếtlý. Ðây cũnglà một trong những đặcđiểm mà chỉcó tuổigià mớilàm ngườita ưa lýsự về cuộcđời. Chỉcó tuổigià mới làm mình ưa nhắcnhở đến quákhứ và kỷniệm. Và chỉcó tuổigià mới buộc conngườita "trithiênmệnh", cónghĩalà, đủrồi, đầuhàngđi, ráng chinữa, chấpnhận đithôi... có ráng mấy đinữa rồi nhàngươi cũng sẽ chết, cóthể ngàymai, cóthể tháng sau, năm sau... cứ nhìn những ngườiquen đã chết thì nhàngươi thấyđó -- sựsống và cáichết nó giốngnhư haimặt của một đồngtiền và cáiđồngtiền đó chínhlà cáiýthức về chính nó, về sựhiệnhữu và hưvô -- je pènse si que j'existe.

Ðờisống là một cuộchànhtrình về cõichết. Ðốivới mình cuộcđời khôngphải là một trườngtranhđấu như mình thường nghe nhắcnhở, mà đólà một cuộc rongruỗi vuichơi khôngngừngnghỉ, đihoài đimãi cứnhư khôngbaogiờ tớiđích. Nếukhông cuộcsống chỉlà một chuỗithờigian dài chờchết hoặc chốngchọilại với sựchết. Ýnghĩa của cuộchànhtrìnhnầy, haylà sựsống, không baohàm trong sựdàingắn của bướcđường nầy, mà chínhlà mứcđộ haylà tầmmức của chuyếnduhành trong cõinhângian. Nói mộtccáchkhác, giốngnhư một chuyến cắmtrại, ta đếnnơi cắmtrại giốngnhư ta bướcvào cuộcđời, vuichơi cho cạntàuráumáng, khi dẹptrại, chấmdứt lửatrại, cũng tựanhư cái ýniệm chờchết vào buổixếbóng. Cuộcđời, vìthế, cũng giốngnhư một buổitiệc rượu được dọnra, lúc nhậpcuộc cũng ynhư lúc vàođời -- có buổitiệc nào khôngtan? có cuộcđời nào khôngtàn?

Trởlại với kháiniệm mứcđộ, ýnghĩa cuộc cuộchànhtrình trong vũtrụ là cáinhịpđiệu dungruỗi trên bướcđườngtrần. Nhanhchậm khôngthành vấnđề, mà chính sựsôinổi hồhởi trong mỗi bướcđi trong cuộchànhtrình nầy mới đángkể và cóýnghĩa.

Trong từng mỗingười chúngta, cóai mà chưahề trảiqua những giâyphút, những cảnhngộ phải chốngchọi với thầnchết, tranhgiành sựhiệnhữu trong cựli của đườngtơkẻtóc? Ðúngnhư cóngười đã nói, mỗi mẫuchuyệnđời của từng người trong chúngta đều chứađựng những mẫuđời riêngbiệt và đadạng, nếu viếtthành tiểuthuyết thì nó là những kịchbản đang xếphàng chờ quay thànhphim, nếu đuợc viếtthành thơ thì nó là những bảntrườngca bấthủ ngợica đờisống, là những nhạckhúc "conđường cáiquan" lãngmạn.

Trong chínhbảnthân của đờisống, có những lúc mình sống như sẽ chẳngbaogiờ chết, nhưng đaphần thì mình đã sống như ngườichết. Trên bướcđường duhành, nhiều người trong chúngta đã ngộ cáichết nhưng dườngnhư chưa thấuhiểuđược ýnghĩa của cuộcsống. "Thà một phút huyhoàng rồi chợt tắt..." Có mấy ai cảmnhận được thấutriệt câuthơ nầy? Có mấy ai đã mang cáitriếtlý nầy ra làmtiềnđề cho cuộcsống họ? Nóichung, mọingười trong chúngta đasố cólẽ chỉ đã sống vì sợchết hơnlà chấpnhận cáchết như mộtphần của đờisống để đượcsống trọnvẹn.

Cứ quayđầu nhìnquanh ta, ta sẽ thấyngay cáiýnghĩa của cái triếtlý cùn trên. Cáchngôn Trunghoa có câunói đạiý là: thà chịukhó lúctrẻ để già đượcsướng cáithân... Chắcchắn ngườiViệt cũngcó một câunói nàođó tươngtự. Ðây chínhlà cáiphảnđề của cáitriếtlý cùn kểtrên. Conngườita, lúctrẻ không hưởng mà saolại phải đợi chođến lúc già mới chịu? Ðúnglà một đámngười triếtlý nguxuẩn khôngchịuđược. Nếu quảthật có ôngTrời, và ôngTrời ở trên tầngcao kia, khi nhìnxuống thếgian, quảđất thì cũng chỉ như cái miệngchén, và conngườita hằngtỷ sinhlinh thì trông giốngnhư một lũkiến đang bòquanh trong một vòngtròn. Vào một đêmkhuya khi trời thanhvắng, bạn hãy ngướcnhìnlên bầutrời ngútngàn kia, baogiờ bạn cũng sẽ thấy ngútngàn hằnghàsasố những vìsao chichít. Trong vũtrụ mênhmông đó, quảđất mà chúngta đang sống trênđó, sora thì cũng chỉlà một trong muôntỷ vìsao đó. Hàng tỷtỷ năm trước trướckhi ta rađời và hàng tỷtỷ năm sau saukhi ta quađời, vũtrụ và vạnvật vẫn cóđó và cònđó. Cuộcđời và sựhiệnhữu của mỗingười chúngta cũng chỉ giốngnhư là một hạtcát phùdu trong samạc. Mộtkhi ta chếtđi, ýthức về vấnđề nấy lúcấy sẽ khôngcòn nữa, ta sẽ trởthành hưvô, khônghơnkhôngkém, vì tựthận ta cũng chỉlà cátbụi.

Cáitriếtlý về đờisống và cõinhânsinh thựcsự đãcó quánhiều người nói và bàncải về chúng rồi, bỗngdưng sao mình lại mang nó ra chỉ làmrối thêm chuyện? Thế mớicó chuyệnnói -- cáicâuchuyện xemra xưa như tráiđất kia coivậy chứ chẳng mấyai là người thấutriệt được nó để sốngchorahồn.

Ðãcó biếtbao nhiêu người đã sống như họ đãcó hằng mấy cuộcđời để sống, mộtcách lãngphí và vônghĩa. Cóngười thì về mặt tiềnbạc, bủnxỉn và keokiệt, nhưng baogiờ cũng vungvãi thờigiờ như họ khôngbaogiờ xàihết. Ðiềuđó khôngcónghĩalà những người ngàyđêm ănchơi không làmnên tíchsự gì là họ đã lãngphí thờigiờ của họ. Cũng khôngcónghĩalà những người ngàyđêm cắmđầucắmccổ làmviệc là biết tậndụng hết thờigiờ của cuộcđời họ. Trong bao kẻ chúngta nào có ítỏi gì người ngàyquangày sáng xáchcặp đi tối váccặp về để nuôi giađình hoặc tự nuôi thân, sống để đi... làm. Nghĩchocùng, chẳngqua là đasố chúngta đã bánđứt sứclaođộng và thờigiờ của mình bằng một giáhời, kểcả giá laođộng bên Mỹ. Nếu một người nàođó bằnglòng trảcho ta một triệu Mỹkim để muađứt một khoảng thờigiandài 20 năm trong cuộcđời chúngta, liệu ta cóchịu bán không? Tính lạixem, lương trungbình của một kỹsư bên Mỹ sau 20 năm làmviệc có ai bỏ nổi vào nhàbăng 1 triệu đô không? Thếsao không nhậnlời bánphứt đi chỉ 20 năm của đờisống và không phải cựcnhọc laođộng gìcả là cóngay ngày vềhưu sớm? Dĩ nhiên là khôngai chịu bán thờigian sống của cuộcđời mình hết, vì nó vôgiá... cáithivị của đờisống chínhlà cáiýnghĩa trong sinhhoạt hằngngày làmđược những chuyện mà ta ưathích. Nhưng khốnnạn thay, có mấyai ưathích côngviệclàm của mình! Dođó, nhiều người trong chúngta có sống thì của hoàiphí đờisống của mình. Vì baogiờ chúngta cũng tự nhũlòng là rồiđây ta sẽ làm chuyệnnầy chuyệnnọ... Nhưng đếnkhi giàđi mấtrồi lúcđó ngoãnhmặt lại nhìn thì thanôi, tuổithanhxuân khôngcòn nữa. Lúcbấygiờ, cuộchànhtrình trong đờisống ta đã đi quánửa (nếu cứ cholà ta sẽ còn khoẻmạnh để đinốt quãngđời cònlại.)

Dođó, mình đã khôngngoa khi vívon rằng đờisống là một cuộchànhtrình về cõichết. Chết là một trạngthái vôthức, tự bảnthân nó là hưvô, cóthể nóilà vôthỉvôchung. Ta đến trong cuộcđời nầy khôngphải là tìnhcờ, nhưng ta khônghề đượcchọnlựa. Bỗngnhiên ta hiệnhữu, dĩnhiên là bằng ýthức ta cảmnhậnđược sựhiệnhữu của ta. Lúc chếtđi, ýthức khôngcòn nữa, ta sẽ đivào giấcngủ nghìnthu ngànđời và khôngbaogiờ trởdậy nữa. Nhưng dĩnhiên chết khôngphải là một giấcngủ dài miênviễn. Khi ngủ, ta còn ýthứcđược rằng mình đang ngủ. Thế thì cáichết làgì? Câutrảlời chắc khôngai cònsống kia cóthể trảlời nổi, nhưng khi đượchỏi "Vậy, sống là gì?" Mỗingười sẽ có câutrảlời riêng, cóthể chẳngai nói giống ai. Nếukhông, tôngiáo làmgì còn tồntại. Tôngiáo sỡdĩ còn tồntại bởilẽ là ngườita chưa tìmrađược câutrảlời thíchđáng về sựsống và cõichết.

Cóthể nói, sựsống là cáitriếtlý của cuộcđời mà ta đeođuổi, là một hànhtrình khôngngừngnghỉ. Trởlại cái thídụ "bán sứclaođộng" kểtrên, nếu bạn đang làm một côngviệc nàođó mà mình yêuthích, saymê, sống một ngày là đáng một ngày, thì đấy chínhlà ýnghĩa của cuộcsống. Nhưng mấyai trênđời đã đạttới lẽsống hay cáiđạođời đó nhỉ?

Sựhiệnhữu của ta ngàyhômnay khôngđảmbảo nó sẽ còn hiệnhữu vào những ngày sauđó. Ðem cáicụthể của cảnhsống của Việtnam kểtừ 50 năm trởlại đây, giaiđoạn trong cảnhchiếntranh dầusôilửabỏng, sốngnaychếtmai là chuyệnthườngtình. 25 năm sau ngày chiếntranh chấmdứt, khôngphải ai cũng cóthể sống để thấyđược ngàymai. Mình có mộtvài người bạn đã rađi vàokhoảng lứa tuổi haimươi vì bệnh tật hoặc vượtbiển. Mình cũng có côem gái và một đứacháu chết chìm trong một chuyện vượtbiên vào tuổi mườichín và lênbảy. Mình có... mình có...

Cõiđời ngoài cái sinhlãobệnhtử còncó nhiều thứ bấttrắc khác dườngnhư lúcnào cũng chờchực ngườita. Ðôi khi suynghĩ mình cảmthấy đờisống conngười giốngnhư một cổxehơi. Xe cònmới thì chạytốt, lúc cũ thì hư chỗnầy chỗnọ. Và trongsuốt cuộcđời của chiếcxe, đủthứchuyện cóthể xảyra với nó. Thídụ, tainạn là cáikhảnăng cóthể xảyra nhất, nhưng ta vẫn cứ láixe nhưlà khôngthể có chuyệngì nhưthế sẽ xảyra. Ðờisống khôngphải là một đườngthẳng từ điểm A đến đểm B 60, 70, hay 80 năm cuộcđời; kiếpđời giốngnhư ngườiláiđò đơnđộc trên một conđò trong dòngsông, sơncùngthuỷtận, chảy hoài chảy mãi, qua bao gềnhthác cheoleo, qua bao khúckhuỷ, mưasabãotáp, và cuốicùng dòngsông hay dòngsống đó chấmdứt khi chảyra tới biển. Ai mà chẳngbiết có những consông cạn dòng, có những conđò không baogiờ trôira đến biển?

Suychocùng, cuộcđời tựanhư dòngsôngchảy đó. Dòngnước cứ trôiđi, trôiđi, trôi mãi, lúc dồndập, lúc cuồngnộ, lúc êmđềm. Và địnhmệnh của một người chínhlà conđò và ngườiláiđò trên dòngsôngchảy đó. "Trithiênmệnh" là vàolúc ngườiláiđò nhậnra rằng mình khôngthể cưỡnglại dòngnướctrôi mà chèo ngượcdòng. Cái "tri" và cái "ngộ" khôngnhấtthiết là xảyra vào đúng cáimốc thờiđiểm "tứthập", nhưng đólà cáiđiểm nhắcnhở cho conngườita hay là "đãđếnlúc."

+++

Tìnhyêu Là Cáiđếchgì? Sat Jul 3 07:42:49 2004

dchph

Tìnhyêu cólẽ là một thểtài muônđời của nhânloại. Tìnhyêu bấtử hiệndiện trong những thica, tácphẩm vănhọc, và âmnhạc bấthủ. Khôngcó tìnhtìnhyêu làmgìcó những người ngoạihạng nổibật đã sống và chết vì tìnhyêu. Nhưng tìnhyêu là cáiđếchgì mà có mãnhlực ghếgớm thuhút conngườita nhưvậy?

Tìnhyêu chắcchắn là đến với mỗingười bằng mỗi vẻ khácnhau. Ai trong đời mà chẳng đã trảiqua hươngvị yêuđương. Mõingười yêu mỗi khác. Mỗingười cảmnhận và đónnhận nó mộtcách khácnhau. Cóngười đã yêu, từng yêu, và vẫncòn yêu. Cóngười đã yêu và khôngcòn biết yêu nữa. Cóngười hồitrẻ yêu cáchkhác và khi giàrồi lại yêu cáchkhác. Tìnhyêu, nhưvậy, biếnchất quatừng giaiđoạn trong đờisống của mỗingười. Ðến mộtlúcnàođó trongcuộcđời, khi nhìnlại, cảmnghĩ của họ cóthể khôngcòn giốngnhư "cáithuở banđầu lưuluyến ấy."

Ởđây, tôi khôngcó dụngý catụng tìnhyêu hay viếtvề những lãngmạn thivị của tìnhyêu, mà chỉlà một bàituỳbút nhonhỏ về những ýnghĩ thôkệt và trầntục của tìnhyêu. Cólẽ tuổiđời khiđã vượtquá cáimức "tứthập trithiênmệnh," tôi khôngcòn những xaoxuyến bồihồi thivị của tìnhyêu nữa, và chỉcòn sótlại trong trínhớ những dưâm ngàyxưa cộngvới sựchaiđá của tráitim đã đập quánhiều, dù vẫncòn bềnbĩ nhưng cólẽ đã ùlì. Những xúccảm ngâydại thuở mườilăm mườisáu khôngcòn. Có cònchăng là tráitim vẫncòn đập đềuđều nhưng theo một nhịpđộ chừngmực hơn, thiếuđi cáinhịpđiệu dồndập hồhởi hụthơi ngâyngất của những khoảngkhắc choánngợp chấpnhận và bấtcần chuyện "yêu là chết tronglòng mộtít."

Thếthì tìnhyêu làgì vậy? Mỗingười nhìnvề vấnđề mỗikhác, dù "yêunhau là cùng nhìnchung về một hướng." Tôi nhớ là đã nói với mộtvài ngườibạn, cókẻ đã cógiađình, cóngười vẫncòn độcthân, "thậtkhómà kiếmđược một người đầugốitayấp cùng hát câu phuxướngphụtuỳ." Phảnứng của chúngbạn là chúng tỏravẻ hiểurằng tôi khôngcóđược mộtngười bạnđời lýtưởng. Tôi khôngbiết là trong đámbạn đãcó giađình, có đứa nào thựcsự cóđược ngườigiaingẫu theo kiểu "chồng hò vợ hát." Tôi cònnhớ cóđứa đã từng nói, tốingủ với vợ chỉ muốn đá vợ xuốnggiường để được ngủ mộtmình. Cóđứa thì "nhất vợ nhì trới", sợ mấtvợ như sợ bị bấtlực, nhưng lại ưa làcà đến những chốn hoađăng. Cóđứa thì sợ vợ như sợ sưtửHàđông, điđâu chơi cũng thấpthỏm mỗikhi điệnthoại diđộng reolên. Cóthằng thì bấtcần chảsợ gìcả, điđâu cũng oangoang cáimồm nóichuyện traigái. Cóngười thì vẫncòn giữ vợ nhưng đichơi thì đivới đào mới, nhắc tới vợ là lắcđầu thởdài. Cókẻ thì lấyvợ xong là biệtdạng, bạnbè cũ khôngmuốn luitới nữa. Cóđứa thì muốn tựtử và hình như đã thử... Cóngười thì lâungày mới gặp một lần, hỏira thì nó mới cảinhau với vợ, tìm bạn hànhuyên dămbatiếng cho nguôingoai nỗi bựcmình. Cóngười đã lidị sống thơthới đời độcthân, hiểurõ câu "yêu là cho rấtnhiều, nhưng nhận chẳngbaonhiêu." Cóngười thì tìnhyêu đỗvỡ, rồilại yêu, nhưng tìm mãi vẫnchưa ra vợ. Cóngười thì tưởng mốitình thơdại họctrò ngàycũ sẽ mangđến một tìnhyêu lýtưởng, nhưng mộng khôngthành, nay cặp người nầy, mai cặp người khác. Tómlại, cảnhsống của tấtcả bâygiờ là kếtquả tấtyếu của "mộtthời để yêu và mộtthời để chết."

Tìnhyêu đốivới chúng xemra như một thứgìđó không tuyệtđối. Yêunhau rồi lấynhau, nhưng về mặtnầy hay mặtkhác, tìnhyêu thườnglà khôngphải là cáilýtưởng họ tưởngtượng trongđầu...

Còn mình xemra thì cũng khôngkhácgì chúngbạn mấy. Hômnào vợ không cằnnhằn là ngàyđó cảmthấy vui. Hômnào cảilộn với vợ là muốn lidị. Tìnhyêu dànhcho vợ thuởbanđầu giờđây hìnhnhư đã biếnchất, biếnthành tìnhyêu riêng dànhcho con. Nói nhưvậy khôngcónghĩalà tìnhyêu đã chết tronglòng. Tôi vẫncòn biếtyêu và biết rungđộng, nhưng tìnhyêu kia cólẽ là khôngphải cáithứ tìnhyêu lãngmạn ngàyxưa của tuổihọctrò, tônsùng và nângniu đốitượng như vịThánhnữÐồngtrinh hay QuanthếânBồtát, mộtthứ tìnhyêu trongtrắng và thanhbạch, tìnhyêu lýtưởng và ngâythơ... mộtthứ tìnhyêu trong "Hoavôngvang" của Ðỗ Tốn, trong thơvăn của Tựlưc Vănđoàn. Và thứ tìnhyêu caothượng đó khôngcòn trong cảmnghĩ của mình.

Ðốivới tôi, tìnhyêu là một sựchiếmđoạt, nếu chiếmđược cả thểxác lẫn tâmhồn thì càngtốt, cònkhôngthì thểxác là chủyếu, của đốitượng mình muốn yêu. Rõràng là mình khôngcòn yêu theo cáikiểu "yêu em yêu cả đườngđi lốivề" hay tìnhyêu thánhthiện, mộtmực tìnhchung. Tìnhyêu bâygiờ là tìnhyêu "đến hơithở cuốicùng" trong một trậndãchiến, chiếnđấu cho "tựdo đấutiên và cuốicùng." Yêu mộtcách bêtha, yêu mộtcách đoạlạc, yêu như mộtkẻ phàmphutụctử lâungày mớiđược "yêu", hoặc ítra là trong đáysâu của tâmthức là mình muốn nhưthế.

Ðôikhi nhậnthấy kẻ nàođấy muốn làm "thánhtửđạo" trong tìnhtrường, mình bỗngchợt cảmthấy tộinghiệp cho họ. Thêm một conthiêuthân dấnthân vào vòng nhânsinh tụcluỵ. Cómấyai mình từng gặp đã hớnhở vì tìnhyêu mầunhiệm thiêngliêng làm đờisống họ thănghoa chấpcánh? Cóchăng là những kẻ chegiấu đằngsau cáimặtnạ hạnhphúc kia nỗi đoạđày hoằnnặng trênvai khôngdám tỏlộ cùng ai. Ðasố những người đã lậpgiađình khôngai thừanhận là họ đãcó một chọnlựa sailầm trong đờisống. Họ chỉ lêntiếng saukhi họ thoátđược rakhỏi cái kiếpnhânsinh quanniệm "con là nợ vợ là oangia." Cònkhông thì họ lại tỏ ra khoankhoái khi thấy thêm một kẻkhác gianhập hàngngũ của những kẻ lúcnào cũng vênhvênh tựhào về bảnhlãnh của mình, rằng tađây cóđược "vợđẹp conkhôn."

Mình đã từng lêntiếng cảnhcáo, giónglên "hồichuông cảnhtỉnh" cho những thằngbạn còn sống kiếpđộcthân, sẵnsàng laođầu vào kiếpngười dâubể. Nhưng cólẽ tiếngnói của mình cóthể đượcxem là ngoạilệ, khôngđángkể. Họ khôngtin cho rằng mình theo giáophái "vợngười đẹp hơn vợta", đứngnúinầy trôngnúinọ, hạnhphúc trongtầmtay nhưng khônghaybết.

Ðọcxong những điều mình vừa mới viết kểtrên là sẽ cóngười phán ngay câu: "áichà, thằng nầy không hạnhphúc." Lại thêm một vấntừ: thếnào là hạnhphúc? Nếu bảo hạnhphúc là có vợđẹp conkhôn, có việclàm vữngvàng, cónhàcócửa, có xế hộp, mang hộchiếu Mỹ, một năm đi xuấtngoại nghỉmát ítnhất một lần thì quảlà mình hạnhphúc. Nhưng trênđời nầy hạnhphúc thườnglà cáibóng mà ngườita đeođuổi hơn là cáithựctế mà họ đangcó trongtay. Tôi khôngnghĩ là mình thuộcvề một trong đámngười nầy, nhưng tôi lại quanniệm tìnhyêu là điềuvĩnhcữu, là cứucánh của cuộcđời, dođó nó là hạnhphúc. Và đốivới tôi, cókhi tìnhyêu trởthành ảoảnh, chỉ hiệnhữu trong trínhớ và trong tâmtưởng hay trong sựđeođuổi kiếmtìm miệtmài không mệtmỏi.

Cólẽ sẽ cóngười nhìnthấy sựmâuthuẩn trong cáchnói trên, mộtlối biệnluận vòngvo để tránhné thẳng câutrảlời trựctiếp về tìnhyêu và hạnhphúc. Tôi nhớ mộtvài năm saukhi khi lấyvợ, khi trôngthấy những cặptìnhnhân âuyếmnhau trên một đườngphố nàođấy, lúcđó mình thường cảmthấy hânhoan sungsướng vì nhậnra rằng mình cũng có một ngườivợ đẹpxinh đang chờđợi mình ởnhà. nămbảy năm sauđó,cũng những hìnhảnh tươngtự đậpvàomắt, mình lại nghĩ, tộinghiệp cho họ, họ lại sắp vướngvào những hệluỵ của đờisống mà mình đang muốn tháogỡra. Lấy thídụ nầy, tôi cóthể nóilà tìnhyêu chínhlà những gì mà cặptìnhnhân trẻ kia đang âuyếm, đang đắmchìm, đang sôisục với lòng hammuốn khi họ ômnhau, hônnhau trên con đườngphố nàođó. Hạnhphúc của họ lúcbấygiờ là sựtruytìm hoanlạc khôngngừng mà họ chưa tìmthấy trọnvẹn. Haynói mộtcáchkhác, hạnhphúc lạilà cáitìnhyêu lýtưởng mà họ đang đeođuổi, khi chưa thựcsự chiếmđoạtđược hoàntoàn cả thânxác và tâmhồn của đốitượng.

Tìnhyêu chínhlà nỗikhaokhát thèmmuốn nhụcdục từ một đốitượng khácphái. Cái ýmuốm chiếmđoạt và làmchủ đốitượng đó baogiờ cũng mãnhliệt hơn cái bảnlĩnh thựcsự của một người, và cáibảnlĩnh nầy baogòm những khảnăng cho và cốnghiến. Tìnhyêu vìthế, tựnó là tựngã, hướngnội, và íchkỷ hơnlà cái mà ngườita thườngnói là tìnhyêu là "cho rất nhiều nhưng nhận chẳng baonhiêu." Cho ởđây cónghĩalà bỏcông bỏvốn, bỏ nănglực đầutư vào điều mà ngườita mongmỏi thèmmuốn hơnhết và muốn đạtđược. Sựkiện nầy thườnglà xảyra từ haiphía, dođó ta có cái mà ngườita gọilà "mãnlực của tìnhyêu." Khi chưa chiếmlĩnh được thânxác của đốitượng tìnhyêu, ngườita dốc hếtsứcmìnhra đế tấncông và chiếmđoạt. "Yêunhau mấy núi cũng trèo, mấy sông cũng lội mấy đèo anh (em) cũng qua." Dođó ta cũng có những chàng sởkhanh quấtngựatruyphong saukhi thoảmãn xong nỗithèmkhát aoước dụcvọng mà họ đeođuổi với những conmồi của họ trướcđó. Ðốivới đasố mọingười, với những ràngbuộc xãhội và lươngtâm họ, khi họ đã đạttới đích, họ chấpnhập những hậuquả sauđó và bằnglòng sống với nó -- sống với ảoảnh hạnhphúc hậutìnhyêu, nghĩalà sống bằng những dưâm tìnhyêu banđầu cònsótlại và tự đánhlừa mình cùng ngườikhác chorằng mình đang hạnhphúc. Nhưng trong thâmtâm, trong tiềmthức họ cólẽ đã nhậnra rằng "tình chỉ đẹp khi còn dangdỡ."

Trong tìnhyêu, ngườita cũng thường nhắcnở đến "tiếngsét áitình." Ðólà cái kháiniệm "love at first sight' trong tiếng Anh hay "nhất kiến chungtình" trong Hánngữ -- nóichung chắcchắn dâtộc nào trên thếgiới cũngcó cáchnói tượngtự nầy. Thựcra, đây chỉlà một cáchnói vívon để chỉ một hiệntượng mà một người bấylâunay xâydựng lâuđàitìnhái trong mộngmị, thêudệt trong trítưởngtượng của mình một đốitượng tìnhyêu lýtưởng, đốitượng đó phải là thếnầythếnọ, và đến một ngàynọ, "nàngcôngchúa ngủ trong rừng kia và chànghoàngtử bạchmã" gặpnhau sau những tơtưởng dệt giấcmộng vàng, thếlà tiếngsét áitình đánhtrúng cả hai!

NgườiViệt ta có câu "Lấynhau vì tình, sống vớinhau vì nghĩa." Ôngbà tổtiên ta đãđúc kết những kinhnghiệm và triếtlý của cuộcđời trong câunói đó. Tình ởđây là tìnhyêu. Khi ta còntrẻ, mới bướcvào tìnhyêu, ta đã sốngchết quyết lấy chođuợc đốitượng mình yêu. Khi lấynhau rồi, thờigian trôiqua, mộtvài năm có, nămbảy năm có, tìnhyêu dầndần cũng nguộilạnh. Khôngnóira nhưng cảvợ lẫnchồng đều hiểurằng tìnhyêu giữa haingười khôngcòn sôinổi và nồngthắm nhưxưa. Áiân cũng phailạt, đôikhi đó chỉcòn là những cuộc dãchiến thầntốc, làm chocó. Tuầntrăngmật ngày mới cưới chỉcòn là kỷniệm. Cònđâu những trậnxáplácà thâuđêm suốtsáng mà chẳngai thấy mỏimệt. Sáng đá, trưa đá, chiều đá, tối đá, và nửakhuya dậy đá tiếp. Cảhai lúcbấygiờ chỉ biết ăn và ngủ. Dưới bầutrời và trên thếgian nầy dườngnhư chỉcó hai kẻ yêunhau. Cólẽ vìvậy, đasố những kẻngoạitình thườnglà những người muốn tìmlại những dưâm ngàycũ, xemđó là một cách để khơilại những nguồncảmhứng dạtdào, và cóngười đểdành những tiềmnăng nónghổi mới sạtđiện dànhriêng mangvề dângtặng lại ngườiphốingẫu.

Nhưng sựđời cóbaogiờ giảndị nhưthế vì đãcó bao kẻ thửlửa đã chết vì lửa, đi quátrớn và dừnglại khôngkịp. Thếlà có những cặpvợchồng tanvỡ, và cóngười lại nạilýdo là họ sống vì tìnhyêu. Nhưng ngườiViệt nóichung, làmthâncongái (thân trai thì cũng chẳngkhácgì,) mườihai bếnnước, có bến đục và cũng có bến trong. Rũi lấytrúng ôngchồng (hay bàvợ phảigió, hoalài cắm bãi cứctrâu, đànhphải lãnhtrọn kiếp lưuđày nôlệ cảđời. Ðó cũnglà một thứ "nghĩa". Ðasố những vợchồng tìnhnhân cũ cònlại, chấpnhận sống vớihau chođến rănglongđầubạc là vì nghĩa, và cái"nghĩa" ởđây là những ràngbuộc xãhội và những giátrị truyềnthống ápđặt lêntrên đờisống của mọingười. Dođó, khi ta quansát những xãhội Tâyphương, thường phêphán khi thấy tỷlệ lydị quácao... Nhưng thựcsự, cóbiếtbaonhiêu cặp vợchồng Việtnam đã ănđờiởkiếp vớinhau nhưng thựcsự khôngít kẻ "đồngsàndịmộng."

Khi ngườita đang yêu, họ nghĩrằng họ cóthể hysinh mọithứ cho tìnhyêu. Chẳnghạn như trong xãhội Việtnam ngàytrước, nếu chamẹ cấmcản là họ bánsống bánchết quyếttử cho tìnhyêu. Nhưng saukhi lấynhau, nhanh thì mộthai năm, lâuthì nămbảy năm, cóngười dầndần nhậnra rằng một trong những thứ quýgiá nhất trong đời họ mà đã hysinh cho tìnhyêu là sựtựdo tuyệtđối mà họ từngcó của những ngày độcthân. Có giađình, mọi hànhđộng, mọi quyếtđịnh, sựtựdo đilại của những người đã vàocuộc đều bị hạnchế mộtcách tànnhẫn. Cóngười sẽ cắnrăng chịuđựng, cóngười sẽ phảnkháng... nhưng nóichúng, họ sẽ hốitiếc nhớlại những ngàyxưa dungdăngdungdẻ... Cái sailầm lớnnhất trong tìnhyêu chínhlà ở chỗnầy vì có người sẽ cholà họ làmchủ đốitượng kia; đốitượng kia là vậtsởhữu tuyệtđối của họ.

Ðể tránh khỏi cái bikịch tìnhyêu nầy mà nhiều người đã mắcphải, điều cần ghinhớ là baogiờ cũng nên xem người phôingẫu của mình là người bạn, không những chỉ là ngườibạnđời đầuấp taygối như quanniệm truyềnthống đãcó, mà phải xem như là một ngườibạn tuyệtđối. Có những điều ta không nói không làm đối với một ngườibạn thân nàođó của ta thì ta cũng khôngnên phálệ đốivới ngườibạntình của ta. Không ai thuộc quyềnsởhữu của riêng ai. Mỗingười có tựdo cánhân riêng của họ. Ta không mở thơ riêng của ban ra đọc thì ta cũng khôngnên bóc thơ của vợ hay chồng ra đọc. Người phốingẫu có quyền tựdo tiêuxài, thídụ như chotiền cho ngườithân của họ chẳnghạn... Họ cóquyền điđứng tớilui... Tómlại, ta đoốixử với một ngườibạnthân của ta như thếnào là ta sẽ đốixủ với vợ hoặc chồng nhưvậy. Có nhưthế, tìnhyêu saungàycười mới có còn cơmay tồntại ítnhiều.

Khôngphải là "Bà Tùng Long" biết gỡrốitơlòng mới nhậnra những "common sense" hay nhậnthức rađược "tựdo đầutiên và cuốicùng" của conngười là tiềnđề và điềukiện sốngcòn cho một hônnhân "báchniên giailão" và còn hyvọng giữlại được ínhiều dưâm tìnhyêu ngàycũ. Và hơnthếnữa, đừng kỳvọng tìnhyêu sau ngàycưới sẽ mãimãi nồngnàn như ngày chưacưới. Có người vívon chuyện áiân vợchồng giống như ăn mãi một món thịtbò thì dù có ngon đimấy thì cũng phải ngán. Sẽ cóngười ngoạitình, dù chỉlà ngoạitình trong cáchsuynghĩ. Cứ để chàng hoặc nàng tựdo trongviệc truytìm nguồncảmhứng mới, đasố sẽ biến nó thànnh nguồn nhânsâm nănglực mới mangvề bồibổ lại những cái đã tànphai trong tìnhyêu củkỹ của hai bôlão tìnhyêu.

Nóikhôngngoa, hônnhân chínhlà nấmmồ chôncất tìnhyêu. Khi yêu, trăm chuyện đều choqua. Ðangyêu, nóichuyệngì nghe cũng ngọtngào thivị hết. Từ chuyện nhonhỏ như em mặc một chiếcáo mới, khen đẹp. Ðưa em đi shopping suốtngày, khôngbiếtmệt. Em kể cho nghe chuyện nhà em , nào mèo nào chó, chuyện ba em trông hoa gì trong vườn, chuyện má em biết nấu món ăn ngon... chuyện gì em kể nghe cũng dễthương. Chuyện chàng viếtvăn làmthơ hay, chuyện chàng có chiếcxe láng, chuyện chàng máymóc thứgì cũng biết sửa... ôi chànghoàngtử trongmộng của em saomà giỏigiang, saomà galăng thế !...

Thếrồi, chẳng baolâu saungàycười, dườngnhư cả hai hết chuyệnnói. Thựcsự haingười có thêm nhiềuchuyệnhơn, đủthứchuyện, nhưng chàng nào muốn nghe. Chuyện chó chuyện mèo chỉ tổlàm chàng khóchịu thêm. Chuyện chàng thích ăn thịt nàng thích ăn cá, chuyện chàng ghét shopping nàng thích sắm đồ. Bấynhiêu đó đủđểcho "nấmmồ tìnhyêu" càng chenthêm nhiều cỏdại. Chuyện vănchương nhạchay tranhđẹp của chàng là chuyện ngàyxưa, nay trướcmắt phải là chuyện dốpdiếc chongon, nhà phảilớn hơn người hàngxóm, dốp phải kiếm chođược nhiều tiền. Chuyệnmới là chuyện tiềnnhà, tiềnnước, tiềnđiện, tiềnxe... Chàng làm baonhiêu nàng đều thấy khôngđủ... Tínhtình haingười dườngnhư ngàycàng xacách. Một người emgái nhỏ tôi quenbiết, nghe tôi tathán về hônnhân giađình nhưtrên, em nhấtđịnh khôngtin. Em bảo, em sẵnsàng sốngchết cho tìnhyêu. Em sẵnsàng hysinh tấtcả để cóđược tấmchồng lýtưởng. Làmsao mà tin chođược "hônnhân chínhlà nấmmồ chôncất tìnhyêu." Cólẽ em chưa từngyêu baogiờ. Dođó, cái mãnhlựctìnhyêu baogiờ cũng hừnghực ghêgớm, biết hay khôngbiết, tin hay khôngtin, đốivới kẻ kinhnghiệm hay khôngkinhnghiệm đều dễchết nhưkhông. Tôi cảmthấy mình cũng khônglệngoại, chỉ cóđiều là tôi sẽ khôngbaogiờ "tảomộ." Lầnnữa.

Ôi tìnhyêu xemra chẳngcòn thơmộng tínào dưới ngòibút của kẻ phàmphutụctử như tôi. Cóngười chắchcắn sẽ cholà "tên nầy đã vỡ mộnggốichăn, khôngđuợc hạnhphúc." Nhưng đâynày, mộnggốichăn chínhlà cáicốtlỏi của hai chữ tìnhyêu như đãđuợc phântích ởtrên. Còn hạnhphúc trong tìnhyêu thìsao? Ðó chínhlà những truytìm khôngngừngnghỉ những giấcmộng chăngối, ngàynào còn hơisức đeođuổi cáiđích đó là ngàyđó còn hạnhphúc. Mộtkhi mà tráitim mình vẫncòn cảmnhậnđuợc những rungđộng trước một ngườikhácphái, là tôi cóthể nói là mình vẫncòn tìnhyêu đầyắp trong hồn. Xemra cái lẽ "yêu là chết tronglòng mộtít" vì mấykhi yêu ai lạiđuợc yêu mộtcách trọnvẹn vẫncòn làm bao tráitim điêuđứng chếtđisốnglại, baogiờ cũng thèm hát câu "'yêu ai' thơdại từ trời, theo 'ai' xuốngbiển vớt đời ta trôi..."

+++

Những Kiềunữ Áchâu Sat Jul 3 07:56:50 2004

dchph

Toànbộ chương nầy sẽ dành cangợi cáiđẹp trầngian mà người đànbà Áđông đã mangđến từ thiênđàng để tôđiểm cho trầnthế. Trênđường viễndu châuÁ của kẻ phàmphutụctử nầy, tôi đã mãihoài tìmkiếm và nângniu cáiđẹp vừa hiền vừa bạo của những tiênnga giángtrần và chưabaogiờ thấyđủ. Xaoxuyến trước cáiđẹp của đànbà là những âmba vangđộng xảyra trên bướchànhtrình đángnhớ cảđời; nó hàmchứa tínhcách thiêngliêng khôngkém gi sovới cuộchànhtrình đi Thiêntrúc thỉnhkinh của thầytrò Tamtạng; chỉcó điều khácvới Tamtạng là khi lạcvào một nữquốc ngài đã từchối nhữnggì đời đã bancho, còn tôi thì vừa tiếpnhận và vừa cố theodấu bước chân của vị Ðườngtăng nầy để truytìm lại nữquốc đó như một đeođuổi triếtlý của đờisống. Trong đờisống thườngngày tôi thỉnhthoảng đem cái triếtlý "tritúc tiệntúc" ra dạyđời kẻ khác, nhưng tôi chẳngbaogiờ thấyđủ trong cáithú giaohoà mỹnữ hoàlẫn với sựrungđộng của tráitim trước cáiđẹp quyếnrũ của mỹnhân là điều đã khôngngớt thôithúc tôi tìmhoài tìmmãi và chỉ tìmthấy ở những ngườiđẹp Ðôngphương.

Tôi không nói là người đànbà phươngTây không đẹp bằng đànbà phươngÐông, nhưng cánhân tôi vẫn yêuthích người đànbà phươngÐông hơn, hay nóiđúnghơn, những côgái Áchâu đang tuổi xuânthì và được nhìnngắm họ giốngnhư ngườiyêuhoa vào được vườnhoa mộng, ởđó đoáhoa nào cũng rựcrỡ và quyếnrũ, thơmngát hươngxuân và cuốnhút, nhưng tôi khôngbaogiờ dám có ýnghĩ ngắt một đoáhoa mangvề để cắmbình làm củariêng.

Khi đến một thànhphố ở xứlạ nàođó, tôi thường thích đilangthang dạo qua những phốxá, những cửahàng, chủý là để quansát cáchsinhhoạt và đờisống tại một xứlạ. Hơnthếnữa, tôi thích nhìnngắm những côgái Áchâu xinhđẹp ởđó mà tôi mệnhdanh là "những kiềunữ Áchâu", "mỗingười một vẻ mườiphân vẹnmười". Trên bướcđường duhành xuyênÁ qua khôngbiếtbaonhiêu đôthị và phốchợ lớnnhỏ của nhiều xứ, tôi khôngbaogiờ quên dànhriêng cho mình thờigiờ nhìnngắm cáiđẹp vừa thầmkín vừa sôibỏng của ngườiđànbà Áđông.

Tại các đôthị ở ChâuÁ, dườngnhư ngườita thích đỗxô rangoài đườngcái hơnlà giấumình trong những tiệnnghi ởnhà như ta thấy ở Mỹ, dođó lẫnlộn trong đámđông trên đườngphố của các xứ nầy là nơi baogiờ cũngcó sự hiệndiện của những nàngtiênnữ hạthế, mặctìnhcho những taonhânmặckhách lãngmạn như tôi thahồ nhìnngắm. Baogiờ tôi cũng tìmthấy một nétđẹp trỗibật ở ngườiđànbà Áchâu trong đámđông đadạng giốngnhư nhữngđoáhoa lạlẫm muônngàn sắctíahồng nằm lẫnlộn giữa trămngàn cọngcỏ dại.

Có người hỏi tôi congái Áchâu ở xứ nào đẹpnhất và đẹp ở chỗnào? Tôi phải tự nhìnnhận là mình cũng có những xúccảm "libido" (dồnnén) haylà cáinhìn thôlậu của kẻ phàmphutụctử. Có nhữngđiều mà khi tôi nóira chắc nhiều ngườiđànbà liênhệ phải bấtbình. Thídụ khi quansát phụnữ Ðạihàn (hay đúnghơn là căncứ vào đasố các cô tiếpviên hàngkhông Ðạihàn hơnlà những quansát khi tôi langthang trên những ngõngách ở Hánthành) và tôi có nhậnxét là mông của họ dẹp và "phẳngphiu". Một ngườibạn trikỉ của tôi hayđi côngcán luitới Hánthành còn phánrằng "cáiấy" của đànbà Ðạihàn rất... hẹp. Haylà thídụ như chuyện tôi thích ngồi phicơ của hãng Hàngkhông Singapore khôngphải vì hãng này có lịchsử antoàn lâudài đángtincậy (bằngchứng là tôi cũng rất thích điphicơ Hàngkhông Việtnam!) mà là thích cáiđẹp của những thânhình thonnhỏ rõnét của những nữtiếpviên trong những mãnh sàrông lụa kiểu Mãlai mềmmại bósát lấyngười và dángđi yễuđiệu thụcnữ của họ dọctheo lốiđi trên phicơ.

Và dườngnhư khôngphải tìnhcờ mà có mộtlần saukhi đã lên phicơ tôi được môt côtiếpviên chỉđịnh ngồi ngay ở dãyghế saucùnghết và đó chiếcghế ngoàicùng sátlốiđi, phíasau tôi là tấmphên ngăn chỗ phụcvụ, và phíatrên đầu tôi là cáigiá đựng tạpchí. Và cũng chính côtiếpviên xinhđẹp đó mỗilần đingangqua chỗ tôi ngồi là quẹt cái mông của côta vào cườmtay của tôi. Khi cô nầy cần lấy hoặc cất tạpchí ở cáigiá nằm phíatrên chỗ tôi ngồi là côta, mộtcách ungdung thongthả, (và chođếnnay khi nhớlại, tôi vẫn khônghiểu là côta tựnhên, vôtình hay cốý) áp nguyêncả thânhình nóngbỏng của cô lên ngườitôi lúc côta rướnmình lên để vóilấy sáchbáo! Tôi cảmthấy mình lúcbấygiờ giốngnhư một chàngtrai mớilớn khờdại, ngồi thụđộng tậnhưởng cái cảmgiác đêmê khi một thânhình đànbà tràntrề nhựasống kềsát ngườimình nhưng chẳngdám làmgìhết, dù chỉ cần ngướcmặtlên nhìn là nguyên haitrái đàotiên chínmọng nằm phíasau làn áolụa căngphồng mềmmại ápsát vào hai bờmá của mình (?) Cólẽ khôngphải tôi thẹnthuà, mà vì tôi nhìnthấy ánhmắt của ngườiđànông ngồi ghếgiữa cách tôi hai ghếtrống cóvẻ khôngđược thânthiện lắm (ganhtị chăng?)

Khi tôi kểchuyện nầy cho một ngườibạn đồnghành nghe, nó bảo tại tôi "libido" quá chonên mới cảmthấy vậy. Tôi nghĩ chắc cũng cólẽ nhưvậy, vì có nhưvậy chonên cả conngười tôi mới toảra sức thuhút nàođó (đôimắt, cáinhìn?) cámdỗ đànbà đến vào những phútgiây hàmchứa ẩndụ đó? Trong thếgiới loàivật convật khácphái thường bị quyếnrũ đếnvới những đốitượng khácphái khi nó toátra mùivị của pháitính đó?

Nhântiện nóichuyện nữ tiếpviên hàngkhông, tôi có nhậnxét là tiếpviên Singapore rất xinh và ănmặc rất đẹp như đã kểtrên; tuynhiên, đẹpnhất phải kể đến chiếc áodài màuhồng mõngmãnh của nữtiếpviên Hàngkhông Việtnam (chánnhấtlà đồngphục của nữtiếpviên của các hãng hàngkhông Korea, China, Eva, Japan, và các hãng hàngkhông của Mỹ. Bạn nghĩ sao?) Trong những chuyến chờ chuyểntiếp phicơ về Việtnam ở phitrường Kimpo cũ (Hánthành), Kaitak cũ (Hồngkông), hay Trungsơn (Ðàibắc), tìnhcờ đôilần vừa đúnglúc phicơ Việtnam vừa tới và các nữtiếpviên Hàngkhông Việnam vừa ra, các cô nóichuyện líulo tíutít như chimsáo, đithànhhàng với vạtáodài màu hồng phấtphơ thathướt và lũlượt như một đàn thiênnga bay thànhđàn trên bầutrời cuốichiều rạnrỡ ánhnắng hồng! Trên những chuyến phicơ của Hàngkhông Việtnam đến hay đi trong vùng châuÁ, khi phicơ vừa mới cấtcánh khônglâu là có phần biểudiễn chỉdẫn những biệnpháp antoàn, và người phụhoạ là vài cô nữtiếpviên Việtnam. Tôi khôngbaogiờ bỏqua phần nầy chodù tôi đã xem khôngbiết baonhiêulần trong những chuyếnbay. Tôi khônghiểu ngườiđànông khác khi ngắmnhìn các cô tiếpviên xinhđẹp dịudàng kia trong những chiếc áodài thathướt yêukiều họ đã chúý nhìn vào chỗnào trên thânhình của những kiềunữ Việtnam kia nhiềunhất? Nhìnthấy cáiđẹp thanhtao hay phàmtục?

Tôi khôngmuốn đisâu vào chitiết diễntả cáiđẹp gợicảm và quyếnrũ dụctình của người đànbà phươngÐông trong những mẫu truyệnkể chắpvá trong chương nầy vì đây khôngphải là mụcđích của bàiviết nầy. Tôi chỉ muốn viết mộtcách ungdung như tôi nóichuyện với bạnbè trong những buổi tràdưtửuhậu, nhớgìnóiđó, chitiết nào kểra nghe ngượngmiệng thì thôi không kể, chodù bànđánhchữ cóthể giảiphóng tôi rakhỏi những suycảm ràngbuộc tươngtự. Tuynhiên, dùmuốndùkhông cũng có những lúc sựviệc cần môtả mộtcách khôngcâunệ mới cóthể đạtđược cái chânthiệnmỹ của cuộcđời (C'est la vie s'il est la vrai!). Nếu bútký nầy được viết bởi một nữ vănnhân nàođó và môtkhi đã thànhthật với lòngmình thì tôi nghĩlà họ cũng khôngthểnào viết khác hơn. Ðó cólẽ là lýdo tạisao khi pháinữ viết bạo thường dễ nỗitiếng, còn pháinam viết bạo thường bị xem là lácải (?), nghĩalà vănchương baxu rẽtiền! Ðốivới tôi viết cũng như nói, phảilà một nhucầu, cógì đángnói mới nói, mới viết. Bàiviết cóthể là biểuhiện cho những suynghĩ, những ướcmuốn, dùlà đôikhi tácphẩm đó chỉlà một sảnphẩm của hưcấu siêuthực, nhưng đó lại phảnánh đúng những cáinhìn giốngvới ngườikhác thì bàiviết đó sẽ có lýdo để tồntại... Nóimộtcáchkhác, tôi khôngcó ýđịnh viết dâmthư hay thích đọc dâmthư, nhưng dâmthư tồntại trong mọi thờiđại và trong một thờiđại nhấtđịnh, một tácphẩn cóthể đượcxem là dâmthư nhưng đến một thờiđại khác ngườita lại xem nó là vì nó tácphẩm vănhọc (thídụ như "Hồnglâumộng", bạnđọc ngàynay thấy nó có "dâm" chútnào không?) nóilên được mộtsố những dụcvọng thầmkín của congười. Bàiviết nầy đơngiản là những ghichép thànhthực về cáinhìn, cáicảmnghĩ, cái tồntại của nhânvật tôi namphái đốivới nữphái, và đốitượng nữphái đó là những kiềunữ Áchâu trong thờiđại nầy.

Trởlại câuhỏi congái Áchâu ở nơinào đẹpnhất và đẹp ở chỗnào? Khôngkể congái Việtnam, tôi nhậnxétthấy congái Tàu rấtđẹp. Quanniệm đẹp ởđây cũng có một giátrị tươngđối rất chủquan và tuỳtheo đốitượng. Nhưng ởđây chúngta cóthể có cáinhìn chung và cùng đồngý: congái Việtnam đẹp! Và khi tôi nói: congái Tàu đẹp, thì cái kháiniệm đẹp dànhcho congái Việnam cóthể ápdụng cho đốitượng kia. Nhưvậy, bạn cóthể hiểu là congái Tàu đẹp theo cáinghĩa tôi dùng để diễntả cho congái Việtnam. Nhưng congái Tàu thì đadạng vôcùng. Congái phươngBắc khác congái Giangnam. Congái Ðàiloan khácvới congái Hồngkông...

Congái Hồngkông đasố có vócngười nhỏnhắn, thườngthì cóvẻnhư đẹp đềunhau, nghĩalà vẻđẹp của một kiềunữ ngoàiphố và cáiđẹp của nữminhtinh cáchbiệt khôngnhiều. Tuynhiên, cáiđẹp của họ dườngnhư dựavào trangsức và yphục nhiềuhơn. Cô nào cô nấy hầunhư đều ănvận theo thờitrang, nhưng cóvẻnhư ai cũng có một lốiđiđứng vộivàng biểulộ chothấy họ có một nếpsống vộivàng.

Lần đầutiên tôi đặtchân đến Hồngkông là vào ngày 22 tháng 12 năm 1979, khi đáptàubay từ trạitỵnạn chuyểntiếp ở Tângiaba đến Hồngkông, lưulại một đêm qua sáng hômsau là đi Mỹ. Nhưng ấntượng đầutiên và sâusắc nhất mà thànhphố rựcrỡ của muônngàn ánhđèn màu kia là những kiềunữ khôngngai trên khắp nẽođường thànhphố.

Bảy năm sau tôi trởlại mãnhđất đó và vềsau Hôngkông trởthành một thànhphố Áchâu quenthuộc mà mỗilần đến dườngnhư tôi lại khámphá rađược những đổimới và sứcsống ngàycàng mãnhliệt của nó. Tuyvậy tôi cơhồ khôngcó một kinhnghiệm nào về đànbà Hồngkông, cólẽ tạivì mỗikhi tớiđó tôi thường đichơi với ônganhhọ, và ông nầy thì chămchỉhạtbột, ngàyngày đilàm, một tuần đúng 7 ngày, suốt từ năm 1972 tớinay, cólẽ chẳngbiết ănchơi làgì, ngoàichuyện nhậunhẹt. Tôi vẫncòn ấmức vì chưa "phátrinh" được cái vùngđất thuộcđịa cũ của Ănglê này. Vívon một tí thì cóthể nói giốngnhư một chàngtrai cònđang đeođuổi một côgái mà vẫnchưađược "toạinguyện!" Tôi có thằng em họ ở Mỹ, quậy ởmức chọcđấtvátrời, nó và ôngchủ Hồngkông của nó mỗi năm đóngđô ở Hồngkông cólẽ không dưới sáu tháng... để quậy. Cólần tôi hỏi ở Hôngkông cógìđâu mà quậy? Nó nói có chứ, kểlại đủthứ chuyện mà tuýp người như tôi sẽ khôngbaogiờ đạt tới hàng caothủ võlâm như nó được! Cólẽ vìvậy mà chỉtrongvòng vài năm sau là chủtớ phásản, nợ tíndụng đầyđầu bên Mỹ, mỗi người một phương cầuthực... (Hiệnnay nó đang làmăn ngành Karaoke ở Namvang đã gần mười năm. Cólẽ tôi sẽ đến thămnó một ngày gầnđây để xem các kiềunữ bên Namvang như thếnào!)

Hồngkông thànhra đốivới tôi mớichỉlà nơi dừngchân chẳngđặngđừng làm bướcđạp vào đạilục Trungquốc hay để về Việtnam. Lần ngắnnhất tôi lưulại đâylà vàokhoảng năm 1998, khi mới đáptàubay từ Ðảo Hảinam Trungquốc tớinơi khoảng 10 giờsáng, khi đến vănphòng dulịch đặt muađược vé tàubau về Việtnam cùngngày vào tối hômđó, thì trướcsau lưulại mãnhđất này được 10 tiếng đồnghồ. Trong thờigian nầy tôi có thử tìm mộtvài barrượu dậpdìu mỹnữ và định bướcvào, nhưng có một điềugìđấy làm tôi engại thoáibước bỏđi. Xin nóithêm là Hồngkông là một thànhphố có giácả sinhhoạt khá đắtđỏ. Một ngườiViệtnam tôiquenbiết sống ở Hồngkông đã lâunăm đãtừng lắcđầu khuyên tôi là chớ mótới, vào barrượu sờmó chútít là bay vài trăm đô Mỹ nhưchơi. Anhta nóithêm là Việtnam mới chínhlà thiênđàng hạgiới! Sat Jul 3 07:58:51 2004 (Edit Post) dchph Năm 1997 sau Tết độ nửa tháng, tôi bay từ Ðàiloan trởlại Hồngkông lầnnữa trênđường về Việtnam, lần lưulại đó ở trên 1 tuầnlễ khôngkể các chuyếnđi từđấy vào đạilục Trungquốc qua Thẩmquyến, đến Quảngchâu, và những thànhphố khác sâu trong nộiđịa nước Tàu. Và chưa lầnnào nếm được mùi ănchơi của Hồngkông! Hồngkông đốivới đasố người, cólẽ là một nơi muasắm, còn tôi khôngphải là tuýpngười thích muasắmđồ. Hồngkông đốivới tôi vẫncòn là vùngđất "còntrinh", chờ khaiphá.

Trong thờigian chờđợi côngty dulịch ởđây làm visa Việtnam chotôi, tôi bèn sang Thẩmquyến, Trungquốc, với ýđịnh tới đấy quậy mộphen! Thẩmquyến là một thànhphố mớiđược xâydựng đếnnay độchừng 20 năm, trên một vùngđất trướcđây là đồngruộng, nay trởthành thànhphố thíđiểm cho chínhsách mởcửa và đổimới kinhtế dưới triềuđại Ðặng Tiểubình. Thànhphố nầy đãđược xây theo quyhoạch hiệnđại nên nhàcửa và đườngxá rất khangtrang, nằm phía bênkia biêngiới của Hồngkông, khu Cửulong, đi xeđiệnngầm từ trungtâm thànhphố Hồngkông tớiđó mấtđộ 45 phút. Vừa bước quakhỏi câycầu biêngiới Lahồkiều là vào một thànhphố có nhịpđiệu dồndập, vộivã và cáchsống không khác Hồngkông baonhiêu, thanhniên thiếunữ vào thờibấygiờ có cáimốt xài điệnthoại cầmtay nóichuyện liêntục, và với những toàlầu mớitoanh đẹpđẻ caongất làmcho tôi có cảmgiác là đang ở Hồngkông.

Congái Thẩmquyến chưngdiện khôngkhácgì congái Hồngkông, kểcả kiểucách điđứng vộivàng. Bướcvào một trong hàngchục nhàhàng ănnhanh McDonald mọclênnhưnấm ở thànhphố nầy, tôi quansát nhậnthấy đâylà nơi thườngxuyên luitới và hẹnhò của những cặptìnhnhân rấttrẻ ở tuổicậpkê. Tôi tựhỏi với giátiền khôngchênhlệch mấy sovới một tiệm McDonald bên Mỹ, đám ngườitrẻ kia, đasố cólẽ còn cắpsách đếntrường, lấyđâuratiền để thườngxuyên luitới những nơi đắtđỏ sovới đồnglương còn kháthấp của ngườidân dù là dân Thẩmquyến? Tuynhiên phảinóilà những nhàhàng ănnhanh nầy có cách trangtrí khá thanhlịch, rộngrãi trônggiống như một tiệmcàphê lớn sovới những thiếtkế trong nhàhàng tươngtự ở Mỹ. McDonald ởđây được giớitrẻ làm nơi tụtập hẹnhò, giốngnhư quáncàphê ở Việtnam vậy. Ở nhàhàng nầy vừamới bướcra khỏicửa là có người chàohàng ngay: họ mời thamdự đấmbóp thứthiệt! Ở Trungquốc tôi cũng đã thửqua nămbalần đấmbóp, thiệt có mà giả cũng có, lầnthì ở tiệm hớttóc thanhnữ, lầnthì ở "trungtâm" đấmbóp sangtrọng mà bênngoài xếhộp tưnhân đậu chậtđường, lầnthì ở trong phòng kháchsạn... đủcách đủkiểu (Tàu, Thái...) và đủgiá ( từ 10 đô đến 80 đô.)

Buổitối khi tôi đibộ ngangqua một khuphố có nhiều kháchsạn sangtrọng bốnnămsao trởlên, tôi trôngthấy rấtnhiều cô thiếunữ trẻđẹp, ănvận hợpthờitrang mộtcách quyếnrũ, đứng dọctheo vệđường bênngoài những kháchsạn nầy đang chờ kháchlàngchơi đến chọn. Tôi còn nhậnthấy cuối gócphố, có sựhiệndiện của những côngan mặc đồngphục gácđường, cóvẻnhư khôngđểý gìđến chuyệnlạ đang xảyra ở khu giữaphố. Và lãngvãng đâyđó là những thanhniên trẻtuổi dẫnmối cho kháchtìmhoa. Bấtchợt vào lúcấy tôi nghĩlà trong đám côgái và những thanhniên trẻtuổi kia là mộtsố trong những ngườitrẻ mà tôi gặp vào buổibantrưa ở McDonald? Trông những côgái còntrẻ mỡnmà lòng ai mà chẳng xaoxuyến, nhưng tôi chợt nhậnthấy mình dườngnhư đang tìmhoa giữachốnbaquân! Ðâylà lần thứhai tôi đến thànhphố nầy, và mỗilần đến, dườngnhư khôngbaogiờ giống lầntrước -- tấtcả mọisự không lầnnào giống lầnnào.

Tôi trởvề khu côngtrường nơi gần chỗở, cảmthấy mỏimệt liền thuậnchân quặt bướcvào một tiệm đấmbóp quốcdoanh đòi chođược một kiềunữ ra xoanắn đấmbóp -- thựctế tôichỉ thuầntuý muốn đấmbóp màthôi nhưng tôi lại khôngthích có đôi bàntay đànông lựclưỡng sờnắn trên ngườimình nên tôi có lời yêucầu nhưvậy -- gã quảnlý bằnglòng nhưng lại nói thòng thêm một câu:

-- Ởđây chỉ phụcvụ đấmbóp thuầntuý thôi nhá!

Biếtrồi, khổlắm, nếu muốn thứkhác tôi chuiđầu vào cửahiệu quốcdoanh làmgì? Cólẽ khítụ tạinão, khi ôngquảnlý nhìnthấy sắcmặt bừngbừng khíphách của khách chonên ôngta lêntiếng như vậy chăng?

Qua ngày hômsau tôi đổisang kháchsạn khác ngaytrong khu côngtrường -- suốtđêmqua về kháchsạn cũ định đingủ sớm nhưnglại khôngngủ được -- và nửađêm cũng chẳngcó ai gọiđiệnthoại hay gõcửa. Cólẽ tại tôi ở trong một kháchsạn quốcdoanh. Thựctế lýdo tôi đổi kháchsạn là vì thấy kháchsạn mới nầy ở khu côngtrường đangcó chươngtrình khuyếnmãi bớt tiềnphòng và tôi không cưỡnglạiđược những nụcười và ánhmắt của các cô tiếpthị, bận áodài sườngsám mềmmại với vạtáo xẻ lêntới trên bắpđùi nỏnnà, đứng cảđàn trước cửa kháchsạn chàokhách. Nênnhớ là những xứ Áchâu thường chọn những người trẻđẹp vào làm trong các ngành dịchvụ, thườngthì pháinữ trên bamươi tuổi là bắtđầu tìm không ra việc trong những nghề như tiếpthị, bánhàng, phụcvụ... này.

Saukhi đổisang kháchsạn khác, điều tôi chờđợi vào đầuhôm đến nửađêm ở phòng mình, như đãtừng chờ theonhư kinhnghiệm trướcđây, đã không xảyra (hômđó lại đúngngày Ðặng Tiểubình mới quađời nên tôi phải về kháchsạn sớm, vì tấtcả câulạcbộ, karaoke, vũtrường, barrượu và những nơi duhí côngcộng đều đóngcửa để mặcniệm ngườitiênphong của Ðảng Cộngsản Trungquốc đã phávỡ bứcmàntre.)

Ðiềuđó đã xảyra với tôi tại nhiều nơi trênbước hànhtrình xuyênÁ của tôi. Thídụ như cólần tôi và một ngườibạn nữa đến Hoaliên, Ðàiloan, chơi vào mùahè năm 1986. Ðêmđến chúngtôi ngủlại một kháchsạn nhỏ nơi mà chủnhà kiêmluôn quảnlý và bồiphòng, kiểu như kháchsạn tưnhân ở Sàigòn hay Hànội, mỗingười một phòng. Nửađêm, chủnhà gọi điệnthoại về phòng tôi, dĩnhiên là ôngta nói bằngtiếng Quanthoại, bảo tôi bật TV lên xem chươngtrình đặcbiệt. Ðúnglà chươngtrình đặcbiệt nửađêm vì đây là chươngtrình của kháchsạn, chiếu phim conheo sảnxuất tại Ðàiloan. Xem đâuđược nửagiờ, khi chủnhà đoánchừngđược là conlợnlòng của khách chắc cũng vừa hừnghực lửa, ôngta lạigọi điệnthoại lênphòng hỏi tôi có muốn gọi gái tới hầuhạ chăng? Tôi ưngthuận. Thếlà tôi được hưởng và trảiqua một đêm của mộtngànlẻmộtđêm kỳdiệu của một xứ Áchâu, ấmcúng ngọtngào bên một côgái ănsương tỉnhlẻ.

Sáng hômsau xuống phòngăn tôi nhìn thằngbạn tôi tủmtỉm cười, tưởng nó cũng được hưởng một đêm tuyệtvời như tôi. Nhưng đợi hoài chẳng nghethấy nó nóigì, tôi hỏi:

-- Sao, đêm qua ngủ đượckhông?

Nó nói:

-- Dễ giận thiệt, đang mới dỗ được giấcngủ thì chảbiết thằngcha nào gọiđiệnthoại lộnsố....

À, thìra là vậy... Xin nói thêm là thằngbạn người Tàu chínhgốc nầy của tôi nói tiếng Quanthoại sỏi hơn tôi nhiều!

Qua ngày hômsau, khi xuốngphố uống càphê ănsáng, tôi nhậnthấy những nơi duhí vẫncòn treo miễnchiếnbài. Khôngdodự, tôi bèn khăngóiquảmướp ra gaxelửa nằm cách kháchsạn tôi đang ở chưa tới haimươi bước. Chắc nhàga mớixây theo kiểu hiệnđại nầy trong lịchsử của nó chưacó một vịkhách nào như tôi: khôngbiết là mình sẽ đi đâu, tôi đứng tầnngần đọc bảng giờgiấc khởihành mà khôngcần nhìn cột ghi nơiđến. Tôi chọn chuyến khởihành sớmnhất nửa tiếngđồnghồ sauđó -- và nơiđến là Quảngchâu!

Từ trướcđếnnay, giốngnhư Hồngkông, Quảngchâu cũng là thànhphố quenthuộc tôi đã đến nhiềulần trong mỗi chuyếnđi ngaodu Trungquốc. Và congái Quảngchâu tuy khôngphải ai cũng ănmặc theo thờitrang do ảnhhưởng của xứ Hồngkông kếcận, nhưng họ có cáiđẹp naná gầngiốngnhư congái Hồngkông, nhưng điđứng chẫmrãi và thơthới hơn. Và thựcra, nétđẹp của congái Quảngchâu dễ bị lẫnlộn với nétđẹp của congái Việtnam. Nếu bạn để haimươi côgái Quảngđông chungvới năm côgái Việtnam vào mộtnhóm, bạn sẽ khó phânbiệt ai là ngườiViệt ai là ngườiTàu, vì bởi congái tỉnh Quảngđông nóichung cũng có vẻmặt, vócdáng, thânhình, cách điđứng và xửsự thì không khácgìmấy sovới congái Việtnam. Thídụ, nếu bạn bôngđùa trêughẹo nó bônglơn cườicợt với họ, thoạtđầu cóthể các cô còn thẹnthùa, nhưng sauđó cóthể sẽ mạnhdạnhơn, ănmiếngtrảmiếng. Cảhai sắctộc đềucó đặcđiểm chung là dữngầm. Cólẽ từ thời xaxưa cảhai sắcdân đều xuấtphát từ những sắctộc chung gọilà Báchviệt màra.

Thựcra tôi khôngcó nhiều kinhnghiệm với congái Quảngchâu nhưng cũngcó vàicú "close encounters of a third kind", haylà "đụngđộ củalạ". Thídụ như lần đến Quảngchâu gầnđâynhất là vàodịp gần Tết năm 1998, khi tôi ghélại nơinầy một đêm sau chuyếnbay từ Sàigòn đến Quảngchâu, phải ởlại đó chờ sáng hômsau đápphicơ đi đảo Hảinam. Gần phitrường có một kháchsạn hạngtrung cở basao, mà tôi quênmất têngọi, dànhcho kháchvãnglai. Khinào bạn códịp lỡchân phải ghélại ngủquađêm tại phitrường Bạchvân, Quảngchâu, như tôi, saukhi ăn xong bữacơmtối trong cùng kháchsạn là bạn cóthể bướcvào phòng Karaoke, thơthới gọi 2 lonbia (họ không bán 1 lon!), kèmtheo đồnhậu và ngườinhậu đichung! Ðốitượng baogiờ cũnglà nữgiới, thườnglà giainhân cũng "thườngthường bậctrung", màyngài mắtphượng (dùngchữ có đúng khôngnhỉ? lâuquá khôngđọc truyệnTàu quênhết mộtsố từvựng), da tuyếtbạch, đôicánhtay bạchtuộc, và đôichân thondài ẩnẩnhiệnhiện sau vạtáodài sườngsám... cáikhổ là bạn cứ bịép hát nhạc.. Tàu. Quảlà "cótiền mua tiên cũngđược."

Nhưng đángnhớ là lần từ Thẩmquyến chọnđại chuyến tàulửa tốchành rời ga sớmnhất đi Quảngchâu. Trên chuyến tàulửa kéodài trên 2 tiếngđồnghồ nầy ngồi bêncạnh tôi là một côbé tuổi độ đôimươi, vócngười nhỏnhắn xinhxắn. Theo lời cô tròchuyện thì cô làmviệc ở Thẩmquyến, trênđường về quê Quếchâu thămnhà. Vétàu cô đã muasẵn, chỉ đến nhàga là đổi tàu đitiếp về Quếchâu. Chuyệntrò qualại, ánhmắt đẩyđưa, và nươngtheo sự rungđộng nhịpnhàng của chuyếntàu chạy, vai tựa vai, đôilúc phải ghésát vàotai ngườinghe vì tiếng bánhxe lửa vanglên sầmsập... Quảlà congái Thẩmquyến khá dạndĩ... Cô hỏi tôi vềđâu? Tôi nói đại là trênđường đi Namninh... nghỉmát, nhưng chưa muađược vé. Cô rũ tôi đến thăm Quếchâu, nơi mà ngườidântộcthiểusố ở đó rấtnhiều. Tôi nghelòng mình xônxao và rạorực như chàngtrai mớilớn, nhưng tiếcthay tôi nào mua được vétàu đi Quếchâu; thayvàođó, tôi lại chỉ muađược vé đi Namninh! Thôi đành giãbiệt người emgái Quếchâu!

Chuyến tàu suốt kếtiếp khởihành từ Quảngchâu và sau cuộc hànhtrình dài trên mườilăm tiếngđồnghồ đã đưa tôi tới Namninh, và đêm ngủ ở Namninh tại một kháchsạn cở 3 sao, tôi quênmất tên nhưng toạlạc tại khu gầnchợ, cách nhàga không xa. Ynhư tôi tiênliệu, khoảng 10 giờ rưỡi khuya là cóngười gọiđiệnthoại lại. Bênkia đầudây là mộtgiọng ngọtngào trongvắt nhưng nghenhư đang thìthào. Nếu phải diễndịch ra tiếngViệt thì mẫu đốithoại ngắn đầuđuôi vỏnvẹn nhưsau:

-- Dạ chào anh... em lên phòng anh đượckhông?

-- Em biết đấmbóp không?

-- Dạ anh muốn gì cũngđược....

-- Anh mệt quá, muốn được đấmbóp...

-- Dạ để em lên đấmbóp cho anh....

Thếlà chưatới mườilăm phút sau là có tiếnggõ cửa... Cóthể nói, đây là một côgái đẹptuyệtvời mà trong đời tôi có diễmphúc được hầuhạ. Khuônmặt côgái xinhxắn như trong tạpchí hình minhtinh Hồngkông là quả nhưvậy, khôngchừng thựctế còn đẹp hơnnhiều. Có cầnphải diễntả lại cáiđẹp như tiêngiángtrần với thânhình thonnhỏ, da mượttrắng nỏnnà, êmmướt và mátrượi như tơluạ kia không nhỉ? Tôi không nhớrõ là đêmđó là đêm thứmấy trong mộtngànlẻmộtđêm ở một xứ Áchâu mà tôi đã trãiqua trongđời. Chỉtiếc có mộtđiều là ngày hômsau tôi lại vácgói đi nơikhác -- Bắchải. Côbé có cho tôi số điệnthoạidiđộng, nói khinào anh về nhớ gọilại em. Rấttiếc là từ Bắchải tôi lại đáp phà ra đảo Hảinam, và từ Hảinam tôi lại bay tới Hồngkông để về Việtnam. Từđóđếnnay, tôi vẫnchưa códịp đithăm lại Namninh.

Tómlại là congái phươngNam nướcTàu baogồm luôncả Hồngkông và Ðàiloan có vócngười nhonhỏ như congái Việtnam -- ngoạitrừ congái Ðàiloan ra, tấtcả những nơikhác đềucó cáiđẹp đềunhau, khôngchênhlệch nhiều.

Congái Ðàiloan, ai đãtừng xemphim bộ Ðàiloan cứtưởng congái của xứ này ai cũng đẹpnhưtiên cả nhưng trênthựctế dườngnhư những người có nhansắc mặnmà đều đi đóngphim làm tàitử minhtinh hoặc tiếpviên hầurượu hay bán... trầucau hết! Xin nóithêm là dân đảo Ðàiloan còncó thóiquen ghiền ăntrầu khủngkhiếp, kểcả thanhniên, lúcnào miệng cũng nhainhópnhép như nhai kẹocaosu, nhất là ở những thànhphố nhỏ, và dođó những quầy và sạpbán trầucau hiệndiện nhannhãn khắpmọi gócđường, giốngnhư sạpbán thuốclá ở Việtnam. Vì có sựcạnhtranh gaygắt (tiền ăntrầu mỗingày của một người chiphí trên 5 đôla Mỹ!) nên những hàngquán bán trầucau lại nẩyra sángkiến mướn những côthanhnữ xinhđẹp váyngắn củncởn đểlộ cặpđùi dàithon mátmắt ngồi vắtgiò trên ghếđẩu caotrước cửatiệm để chào kháchhàng.

Tôi không nói là congái Ðàiloan không đẹp, nhưng màlà các nàng có cáiđẹp không đềunhau. Khoảngcách của cáiđẹp của ngườiđẹp ngoàiphố đến ngườiđẹp minhtinh cáchnhau kháxa. Ðây cũng là nơi mà tôi đãđến cũng phải trên ba lần, mỗilần ởđó không dưới một tuần, và lần cuối gầnnhất là vào dịp Tết năm 1997, nếu tôi nhớkhônglầm là tôi đã lưulại đó trên 3 tuầnlễ, từ Ðàibắc đến tận mũi Cănđinh (Kenting) ở cựcNam của đảo nầy.

Kinhnghiệm của tôi về congái làngchơi của xứ mầy chỉ nằm hạnhẹp giữa bốn bứctường kháchsạn -- đasố các kháchsạn cở haiba sao đều có dịchvụ nầy, thườngthường là do các bà quảnlý từng tầnglầu liênlạc chàohàng với kháchtrọ. Riêng về các mục Karaoke hoặc biaôm thì tôi chỉ nghe một vài người quenbiết dân Ðàiloan làmăn ở Việtnam nói là những nơi nầy dịchvụ tươngtự như một nơi ở Việtnam đắt gấp 10 lần: thídụ ở Sàigòn bạn đến một nơi phải trả trướcsau là 60 đô thì ở Ðàiloan phảilà 600 đô. Cólẽ vìvậy mà khi các ngài Ðàiloan sang Việtnam đều quậy tưngbừng.

Nếu tôi đoánkhônglầm thì những mỹnữ trắngxinh như mộng ở Ðàiloan đều có nguồngốc của dân phươngBắc nướcTầu thuộc thếhệ chaông ditản đếnđây hồi năm 1949. Dân bảnxứ chínhgốc của đảo Ðàiloan đều cóchung nguồngốc với các sắcdân hảiđảo thuộc chủngtộc Mãlai hay Polynesian, cho nên congái thuộc nguồngốc nầy có nétđẹp của dânhảiđảo. Thídụ như sắcdân Alisan (Álysan). Tổtiên của họ và dân Philuậttân là một. Dođó họ có một sắcda hơingăm, môi hơi thâm và dày, vócngười không caolớn lắm.

Còn congái phươngbắc nướcTàu thườngcó thânhình caolớn, trắngtrẻo. Rõrệt nhấtlà congái Thượnghải, họ có một nétđẹp kiêusa đàicác, giốngnhư các côgái Việtnam con nhàgiàu hay các cô Việtnam cao 1 mét 7 đỗlên dựthi hoahậu, cao hơn người Việtnam trungbình, thườnglà một cáiđầu! Khi bướcvào thangmáy mà phải đứng chungvới các côgái Thượnghải, bạn thườngphải ngướcđầulên mới cóthể được chiêmngưỡng dungnhan của họ. Dođó, tôi hay cúiđầu nhìn xuống bêndưới... tìmkiếm cáiđẹp gầnvới thếgian hơn. Tôi thì thấy mình thích cái vẻđẹp của congái nhànghèo hơn, vảlại, ở nhữngchỗ ápdụng được, tôi hay mang cái vũkhíchiếnlược "cótiền mua tiên cũngđược" ra sửdụng.

Congái Bắckinh cũng khôngkémgì, nhưng cũngcó người thếnầy thếnọ. Tôi còn giữlại nhiều tấmảnh chụpchung với một côgái Bắckinh (những tấmhình mà my boss khôngbaogiờ tin là bạnhọc cũ ở Mỹ của tôi,) đứngcạnh và tôi mớivừa cao tới tầmtai của nàng, Khônghiểusao tôi thườngcó ýnghĩ sosánh congái Bắckinh với congái Hànội, Việtnam. Khôngphải vì họ đềucó nétđẹp giốngnhau mà là chỉlà sựvívon sosánh trong khuônkhổ đốixứng bắc-nam của riêng hai nước: thídụ, tôi cholà congái Hànội đẹp hơn congái trongNam, và tôi nghĩ là "somehow" congái Bắckinh đẹp hơn congái Quảngchâu. Ðẹp ở chỗnào? Thựclà khónói. Về nhansắc và vócdáng thì sựkhácbiệt dễ thấy, nhưlà cao, trắng, thanhtú... Về cátính thì congái phươngBắc nóichung cóvẻ mạnhbạo, vừa nhínhảnh vừa kiêukì và cólẽ ít dịudàng hơn congái phươngNam (?) nhưng ngượclại giaodu với họ baogiờ cũng cho ta cái cảmgiác tựmãn ("trảthù dântộc"?) khógiảithích.

Tôi đã đến thăm Bắckinh hailần, một lần vào mùađông tháng 12, 1985 và một lần nữa vào mùahè tháng 7, 1986. Giốngnhư khôngthểnào quênđược cái khíhậu cựcđoan của miềnBắc nướcTàu với cái lạnh giábuốt của mùađông đốilại với cái nóng oiả bứcrức của mùahè tại thủđô Trungquốc, khi nghĩnhớ tới congái Bắckinh, tôi khó quênđuợc một người vì hìnhảnh người này còn lưulại trong vài bứcảnh tôi còn giữđược (và trùngtên với my boss!) Môtả choravẻ lãngmạn mộtchút là tôi gặp nàng tại một quán càphê vănnghệ tại Bắckinh, do một taytổ dân bảnxứ dẫnđến để thưởngthức mùivị của những năm đầutiên mới mởcửa. Nhạctình, nhạcngoạiquốc, đủloại nhạc hoàlẫn khóithuốc, đènmàu, tiếng cườinói của đasố là thanhniên Hồngkông trong cái khôngkhí cóvẻlà phòngtrà hơnlà khôngkhí của một quáncàphê vănnghệ. Tôi nhớlà mình đã uống nhiều bia -- tôi baogiờ cũng thích uống bia hơnlà càphê trong một khungcảnh ồnào nhưthế. Nhưng khôngphải vìthế mà đêmvui ởđó thiếumất cái tính vănnghệ lãngmạn nhờ vào những giọnghát trữtình và những casĩ khôngchuyênnghiệp mớilên dìu hồn ta vào "động hoavàng".

Sỡdĩ tôi phải dàidòng môtả nhưvậy trướckhi nhắmtới nhânvật chính là cô congái Bắckinh sắpđược đềcập đến làđể nhấnmạnh đến sắcthái trữtình của một cuộc taongộ hơnlà mộtsự đổichác quenbiết có mụcđích, vì với mụcđích nầy thì ở nơichốn nào trên quảđất nầy mà chẳngcó, cầnchi phải tìmđến tậnmãi một nơichốn lạlẫm xaxôi? Thựcsự chuyện chẳngcógì để đángviết nhưng ítra trong buổi tràdư tửuhậu có chuyện kể đủđể tôson điểmphấn cho cuộcđời tươimát và thivị hơn. Có những chấmphết nhưvậy trên bứctranh vâncẫu, những chuyếnngaodu thiênhạ khôngphải là thêm ývị sao?

Congái Giangnam, haylà vùng phíanam nước Trunghoa, bắtđầu từ Hàngchâu, Tôchâu của hai tỉnh Triếtgiang và Giangtô đỗxuống, có vócngười nhỏ và mảnhkhảnh, và cóvẻ dịudàng nhỏnhẹhơn. Congái ở hai vùng nầy cáchnay độ 15 năm dườngnhư còn quêmùa và ngâythơ hơn congái ở những đôthị lớn như Thượnghải và Quảngchâu cùngthời. Khi đến chơi Tôchâu, tôi còn nhớ trong truyệnTàu chobiết đâylà nơi có congái đẹpnhất vùng Giangnam (bạncòn nhớ chuyện Tây Thi nướcViệt? "NướcViệt" nầy ngàynay tứclà vùng nầy và baogồm cả tỉnh Phúckiến nằm ở mạnNam, nếu tôi khônglầm. NướcNgô cũ là từ vùng Thượnghải đỗlên phía bắc.) Ðây chínhlà nơi mà ngàyxưa thiếunữ trong dândã thườngđược tuyểnvào cungvua làm cungtần mỹnữ, quýphi và cũng chínhlà nơi vua Cànlong và vua Khanghi thường luitới thoảchí đatình. Tôi đã đến đó và cũng đã đểý xem quảthực có đúngnhư lờiđồnđại đó chăng? Trên thựctế thì congái của vùng nầy sắcđẹp khôngphải là tuyệtsắc giainhân sovới vài vùng khác -- cólẽ congái đẹp thờitrước đã bị các vịvua bắtđi hết thì làmsao mà còn, phảivậykhông? Concháu của những người này chắc đã địnhcự lâuđời ở phươngBắc cho đếnnay. Luật ditruyền sinhsản cóthể đã candự mộtphần vào việc táitạo nhânsinh -- nướcchảy đámòn, thànhphố cổ Tôchâu với những conlạch chằnchịt và những câycầu đá vòmcung bắt ngangqua những con kênh ở khắpmọinơi tuy vẫncòn đó trơgan cùng tuếnguyệt nhưng bóng những kiềunữ ngàyxưa đâutá? Sat Jul 3 08:00:26 2004 (Edit Post) dchph Nhưng nóichocùng, điđâuthìđi cũng khôngbằng 'ta về ta tắm ao ta." Congái Việtnam đốivới tôi baogiờ cũng đẹp. Tôi nghĩ là congái Việtnam đã đẹp từ nghìnxưa và cho đếnnay. Nhìnngắm cho kỹ mọi khíacạnh của cáiđẹp tìmthấy trên thânngười congái Việtnam -- dườngnhư ta tìmthấy ởđó những nét đadạng hợpchủng. Một ngàn năm bị ngườiTàu đôhộ và trong lịchsử dài hàng mấy nghìn năm ngườiTrunghoa từ phươngBắc đã khôngngừng dicư và trànxuống phíanam. Một điều khôngthể tránhkhỏi là sự hoàchủng giữa người bảnxứ và dânphươngBắc (Trunghoa). Sử Tàu và ngànhkhảocổ có ghinhận sựhiệndiện của ngườiphươngBắc ở phươngnam nướcTàu (nơi trúngụ của dânBáchViệt từxưađếnnay) cả ngàn năm trước Côngnguyên và quátrình namtiến diễnra liêntục saukhi Tần Thỉ Hoàng thốngnhất nước Trunghoa.

Nhưtađãthấy, nếuđược dinhdưỡng đầyđủ vócngười Việtnam không nhỏ như vócngười thuộc chủngtộc hảiđảo như Philuậttân hay Mãlai.... Người Philuậttân dicư sang Mỹ đã lâu, nhưng đến thếhệ thứba đasố vócdáng của người thuộc sắcdân nầy khôngkhác với dânbảnxứ ở Philuậttân mấy trongkhi những thếhệ thứhai và thứba của dân Việtnam ở nướcngoài khi đã được ănuống đầyđủ, ai nấy đều caolớn và trắngtrẻo. Trong lịchsử hiệnđại sựhiệndiện ồạt của lính Mỹ ở Việtnam trongvòng 10 năm từ 1965 đến 1975 đã chora trên 50 ngàn conlai Mỹ thì một ngàn năm dướisự đôhộ của ngườiTàu đãlàm biếnđổi sắcthái về chủngtộc của dântộc Việtnam thì khôngcógìlạ. Vócngười caolớn và trắngtrẻo là một đặcđiểm về chủngtộc mà thườngthường tìmthấy ở người thuộc phươngbắc nướcTrunghoa. Cóthể bạn khôngđồngý vớitôi về điểm nầy, nhưng ởđây khôngphải là diễnđàn tranhluận về nguồngốc ngườiViệt. Tôi chỉ đưara sựquansát nầy là để điểmtô thêm cho nétđẹp của người congái Việtnam. Bạn có nhậnthấy congái Việtnam mớilớn ở Mỹ rấtđẹp không?

Khi nóiđến congái Việtnam ngườita khôngthể khôngnóiđến chiếcáodài Việtnam. Tôi không làmnghiêncứu về xuấtxứ và lịchsử của chiếc áodài nhưng theo sựquansát và hiểubiết củatôi thì tàáodài Việtnam pháttriển từ bộáo tứthân cùngvới chiếcváy mà ngườidân miềnBắc vẫncòn đôikhi mặc như ta thườngthấy trên sânkhấu qua các vũđiệu dânca. Mộtlầnnữa, tôi xin nhấnmạnh đây khôngphải là một nghiêncứu về vấnđề nầy, mà tôi chỉ đưara ýkiến riêng dựavào những quansát cánhân chứ khôngcó tàiliệu cơsở nào dùngđể biệnluận. Thànhthử nếu nhậnxét của tôi có saisót, xin người hiểubiết chỉgiáo cho. Và đoạnvăn nhỏ trong phầnnày xin chỉ xemlà câuchuyện nhỏ lúc tràdư tửuhậu.

Bộáodài Việtnam chắcchắn có mốiquanhệ nguồngốc với bộáodài khănđóng của đànông Việtnam. Ðồngthời chiếcáodài của phụnữ Việtnam mặc ngàynay chắc cũng có mốiliênhệ đến những bộquầnáo đầy màusắc của tầnglớp quýtộc trong triềuđình NhàThanh (Mãnchâu) -- triềuđại caitrị Trunghoa trên 300 năm cho đến mãi đầu thếkỷ haimươi nếu ta liênhệ đến chiếcáodài tứthân điđôi với chiếcváy của phụnữ Việnam. Ðànông trong tầnglớp dândã sống dưới triềuđại NhàThanh bênTàu nầy thường mặc áodài giốngynhư bộáodài của đànông Việtnam vẫncòn mặc ngàynay vào nhữngdịp lễlạc hộihè. Nhưng vìthế ta cóthể xácđịnh bộ áodàitứthân và váy, rồi biếndạng sangthành chiếcáodài, có mối liênhệ với các sắcphục của giớiquýtộc kểtrên? Cũng rấtcóthể chiếcáodài pháttriển độclập với chiếcáodài tứthân và váy vì chúng mang nét thuầntuý dântộc Việtnam hơnhết. Sắcthái của bộáodàitứthân và váy này rấtgiống yphục điđốivới chiếckhănđóng mà cả đànông và đànbà -- kểluôncả chiếcnónvànhrộng, khôngphải nónlá thường -- đều đội của mộtsố sắcdântộc thiểusố hậuduệ cùngdòng BáchViệt hiệnđang sinhsống tại nhiều vùng thuộc miềnNam nướcTrunghoa ngàynay. Ta khôngcó nhiều hìnhảnh và tưliệu về khảnăng cóthể nầy nhưng những hìnhảnh về những bộđồ cổtrang do giớiquýtộc NhàThanh ănmặc thì rấtnhiều qua những phimảnh cổtrang Trungquốc. Khi xem loại phim nầy, bạn cóthể mườngtượng, hìnhdung và liênhệ đến sựbiếndạng từ hìnhthức nầy sang hìnhthức khác.

Bànvề nguồngốc của chiếcáodài sườngxám (thựcsự tiếngQuảngđông cónghĩa là "áodài") Thượnghải xuấtphát từ những bộáodài của dânMãnchâu quýtộc (?) -- biếnđổi qua nhiều giaiđoạn từ khởiđiểm chiếcáo nầy được mặc với váy hoặc quầnống chotớilúc chiếcáodài tiềnthân của sườngxám nầy xuấthiện với đườngxẻ haibên áo (hay váy?) lên sát đùitrên của ngườiđànbà. Và với chiếcsườngxám khi được mệnhdanh xuấtxứ từ Thượnghải người phụnữ không mặc thêm quầndài hoặc váy bêntrong bởi lýdo cóthể làdo xuấtphát từ thànhphố ănchơi Thượnghải của những thậpniên trước năm 1949 (năm Cộngsản Trungquốc nắmchínhquyền) để làmcho thânhình đànbà thêm gợicảm? Lấy chiếcsườngxám Thượnghải ra làmmẫu nếu ta thêmvào chiếcquầnlãnh và cho xẻ chiếcsườngxám lên đến eo thì ta sẽ có ngay bộáodài của đànbà Việtnam! Nóinhưvậy, rấtcóthể là lịchsử và ngồngốc của chiếcáodài Việtnam khôngquá 300 năm. (Dođó những vai đóng Hai Bà Trưng mà cứcho mặc áodài theo kiểu tathườngthấy thì e không chínhxáclắm vềmặt cổtrang. )

Chiếcáodài ta thấy ngàynay là kếtquả biếndạng về hìnhthức và kiểucách qua nhiều thờiđại. Chiếcáodài ngàyngay người phụnữ Việtnam thường mặc với quần ốngrộng dễ cho ta liênhệ đến yphục Mãnchâu nhưđãkểtrên. Ðingược dòngthờigian vềtới thời thậpniên 1970 ta đã thấy sựxuấthiện của chiếcáodài được mặc chungvới cặp quầntây! Bìnhluận về sự biếnđổi của bộáodài kiểunầy, tồi cònnhớ nhàvăn Võ Phiến lúcbấygiờ tỏra phậtlòng, vì cáiquầntây cứngnhắcđã làmmấtđi vẻmềmmại của thândưới của ngườiphụnữ. Quảvậy, ngườiphụnữ Việtnam trong tàáodài cólẽ đã nhậnthấy nốibấtbình chung của giớiđànông chonên họ đã trởvề với dạngnguyênthuỷ của bộyphục nầy.

Nếu phải đisâuvàochitiết thì biếtbaonhiêuđiều cầnphải mangra mỗxẻ, từ cáchmayráp thânvai kiểu raplan từ bảvai chéo xuống (?) ngàynay trởvề ngượcdòngthờigian ta sẽ thấy chiếcáodài được ráp với haicánhtayáo vàongay khoảnggiữa bắptay trên. Kếđó phảikểđến sựthayđổi của chiếc cổáo, cao có, thấp có, khôngcổ có, hở mộtphần của đôivai cũng có... Và màusắc từ màusẫm chođến đủmàu đủhoa, và đặcbiệt ngàynay chiếcquầnống khôngđơnthuần chỉ mỗi màuđen hay trắng màcònlà bấtcứ màugì hoặc đồngmàusắc với chiếcáodài...

Cóthểnói chiếcáodài cùngvới chiếcquầnlãnh khi dánlên ngườiphụnnữ Việtnam với vócdáng thonnhỏ mãnhkhãnh củahọ, dù họ ănmặc kínđáo nhưthếnào đichăngnữa thì họ vẫn để lộra cái nétquyếnrũ và hấpdẫn kỳlạ. Nóimộtcáchkhác chiếcáodài và chiếcquầnlãnh Việtnam là rất gợicảm. Nhìnvào thântrên của họ, chiếcáodài bósátlấy đôibờvaithonnhỏ, ômsát theo đườngcong chắcnịch của đôivú căngphồng vươnra mộtcách vữngchãi và tựtin. Và kia là tấmlưngong congveo đườngeo tuyệtmỹ xuôixuống thândưới mộtcách hàihoà rồilại trỗinhôra với cặpmông tròntrịa và mềmmại. Vạtáodài trướcsau hai mãnh áo phủxuống mộtcách thathướt che bênngoài chiếcquầnlãnh làm cặpđùi thonnhỏ bêntrong như có lúcẩn lúchiện, lúc nhôlên hehé lộ nétđanthanh ngay haibên chỗxẻ của hai vạtáo màu dabụng trắngngần, thểhiện đúng nét thẹnthùa của ngườitrinhnữ nửa muốn phơibày nửa muốn giấukỹ cáiđẹp cựckỳ quyếnrũ bêntrong, nhấtlà mỗikhi có cơngió nhẹ thoảngqua làm hai tàáo trướcsau phấtphới, và sau lớpvãi của chiếcquầnlãnh épsátvào thândưới cùngvới cặpđùi thonnhỏ của nàng... Khôngthểnào họ chegiấu đượchết những bímật ở trênngười nàng. Chính cái nửhởnửakín kia mớilàm chếtmêchếtmệt quíngài.

Rấttiếc tôi chưaphải là nhàvăn để miêutả, lộttả hết những đuờngnét và sứcquyếnrũ hấpdẫn củangười congái Việtnam trong bộáodài mongmõng thathướt mềmmại yêukiều của họ... Ðólà lýdotạisao quýông cóngười chỉ thíchyêu ngườiphụnữ Việnam trong tàáodài và tà áodài truyềnthống kia vẫncòn được mặc rađường trongkhi congái Nhật và Ðạihàn khôngcòn mấyai mặc kimono truyềnthống của họ rađường nữa. Sat Jul 3 08:03:05 2004 (Edit Post) dchph Rấttiếc là đasố congái Việtnam vẫncòn sống trong những điềukiện sinhhoạt khókhăn hơn -- nhưng khó mà phủnhận cáiđẹp của họ, cái nétđẹp đềunhau không chênhlệch nhiềulắm từ ngườimẫu, minhtinh mànbạc, tiếpviên hầurượu chođến những kẻ chânlấmtaybùn. Ðâylà một đặcđiểm kháchẳn congái Ðàiloan -- không tráchchi đànông Ðàiloan đã nườmnượp đến Việnam tìmvợ!

Sựpháttriển còn chậmchạp của nềnkintế Việnam đã thuhút khôngít thiếunữ vào những ngànhnghề như karaoke (thứdỡm,) biaôm, hầurượu... Và họ là những đoáhoabiếtnói dànhcho những đànông thuộc giaicấpmới ở Việtnam giàuxụ saunầy như doanhgia, giámđốc, chủsự, côngan... và dĩnhiên là có Việtkiều và dân Ðàiloan làmăn bênđó. Khôngkể kỹnghệ mãidâm, sốlượng kiềunữ Việtnam làm trong ngành dịchvụ biaôm nóichung là khôngít. Nhànước Việtnam đã nhiềulần quétdọn nhưng sauđó đâulạivàođấy. Ðiểunầy dễhiểu vì lýdo kinhtế -- nghề biaôm là một nghề dễlàm và kiếmđược nhiềutiền. Ðasố những ngườicongái mà tôi gặp trong ngànhnghề nầy đều nóirằng họ ở dướiquêlên, kiếmđược íttiền là họ sẽ giảinghệ. Thựctế rasao khôngrõ, nhưng cánhân tôi khôngcó thiênkiến xấu gì về ngànhnghề nầy, khôngphải bởivì nó là nguồngảitrí và xảhơi cho lũ đànông rữngmỡ như tôi, màlà tôi chorằng mỗingười có một hoàncảnhsống riêng và mình chỉlà một ngườikháchvãnglai trong cuộcđời -- làm ngườiViệtnam aiđó ítnhiều đều đãtừng trảiqua những ngụplặn trong bểdâu, và việc mình laivãng trong cảnhđời ôtruỵ kia cũnglà mộtcách anủi những kiềunữ là những người cònđang chìmđắm trong cảnhđời dâubể.

Tổngsố thờigian tôi lưulại Việtnam trong những năm trướcđây trướcsau khoảng hơn một năm. Trong cáithú ănchơi (thời Tản Ðà có thú hátẢđào) thì cáithú đihát karaoke là khá phổbiến. Gặplại bạncũ gái hay trai đều cuốicùng đưađến chỗ cahát. Hát thiệt hát giả, hát chỉ riêng cho mấy cô nghe hay hát trước đámđông quầnchúng cũng đều là hát. Trong chương dànhriêng viếtvề kiềunữ Áchâu phần lớn bạnđọc khó tìmthấy chỗ taonhã thanhtao nếu phải nhắcđến những nàngtiênnữ trầngian.

Lầnđầutiên khimới đặtchân vào những càràôkê nầy tôi thựcsự chẳngbiết mình sẽ nên làmgì cho taychân khỏiphải thừathải. Dĩnhiên là đámbạncũ của tôi là những taychơi cựphách dẫndườngđưalối. Thằngbạn thânquen dùimàikinhsử ngàyxưa chỉdẫn vắntắc: "Cứ thấy tao làmsao thì cứ bắtchước làmvậy. Chảcógì để ngượngngùng hết." Chỗ tôi đến lầnđầu khôngcógì caosang lắm, nhưng chọnđược người có sắcđẹp ngồicạnh hầuhạ thì khôngkhó gì. Bạn thửnghĩxem bạn nên làmgì khi có ngườiđẹp ngồi cạnhbên nângkhănsửatúi, mớmcho từng miếngăn, mồi cho từng điếuthuốc, rót cho từng cốcbia, và biếtý bạn sẽ hát những bảnnhạc gì... Tản Ðà mà sốngdậy thì cáithú đihát Ảđào cólẽ sẽ nhườngcho cáithú hát karaoke. Sỡdĩ tôiphải mang Tản Ðà vào câuchuyện nầy là để quývị taonhân thisĩ cócái để sosánh, kẽo họ lại bảo toànbộ chương nầy là dâmthư tráhình.

Xin kểtiếp: Ðèn trong phòng hátnhạc baogiờ cũng tờmờ như thiếuđiện. Cách bàitrí và bày biện trong phòng sẽ trởthành thứyếu khi biarượu được bàyra. Tuỳtheo cáchphánđoán của bàtàiphán (?) về bạn và những người đưabạnđến có quenmặt haykhông mà họ biểulộ tháiđộ cũngnhư cáchxửsự và đốiđãi bạn. Cóthể là bà sẽ chọn những tuyệtsắcgiainhân để choramắt bạn. Và rồi trongsuốt cuộcvui thỉnhthoảng bàtàiphán sẽ ghéngang phòngbạn mộtđôilần hỏithăm tìnhhình, và dĩnhiên là với ýđịnh chờ bạn "buộcboa" riêng cho bả.

Ðiềuđángđểý là những nơi nầy thường luitới những taychơi sànhsõi đãcó địavị trong xãhôi trên bamươi. Ðámtrẻtuổi trêndưới haimươi thườngcó những nơikhác để đi, thídụ như những phòngtrà vangầm tiếngnhạc chátchúa, thuốclá mùmịt, những cánhvaitrần, những chiếcváyngắn, những bờmôi mọngước, múanhảy như điêncuồng trên những sànnhảy chớpsáng ánhđènmàu muônhồngnghìntía. Tôi cũngđã đến những nơiđó, đã nhìnthấy biếtbao kiềunữ diễmkiều ngồi chờkhách tại những chiếcbàntrống mộtmình. Nhưng cólẽ tôi khôngcòn cảmthấy mình sungsức như những côcậu thanhniên thiếunữ tràntrề nhựasống kia nên tôi chỉ thường luitới tại những barrượu nhạc nơi có những tiếpviên trẻđẹp quenmặt cứ gọi chú bằng anh và biết chìuchuộng và nói chuyệncàrỡn và bỡncợt. Và chỉ thường đến karaoke hátnhạc khi đivới nhiều người bạn saukhi rượubia đã bừngbừng trênmặt sau một trậnnhậunhẹt nàođấy tại một nhàhàng nhậu. Chuyện bênlề ởđây là Sàigòn ngàynay có quánăn quánnhậu nhiều khôngthể đếmnổi, đủkiểuđủcở và đủhạng. Hầunhư bấtkỳ một conđườngphố nào cũngcó hàngăm quánnhậu, khắp hangcùngngõcụt, từ bờsông Bìnhtriệu cho tới bếnBạchđằng. Tậptrung tại khu đầuđường Lê Thánh-Tôn là nơi dànhcho hạngngười khakhá. Nghèo nhậu theo nghèo, cótiền nhậu theo cótiền.

Mộtkhi bạn đã savào conđường ănchơi truỵlạc kiểunầy rồi là bạn cứ muốn sốngmãi những ngày thầntiên đó. Một ngày một đêm trôiqua mà không thoảmãn consâurượu trongngười cũngnhư cáithú bỡncợt đànbà thì khólòng mà nhịnnỗi. Ðây đúnglà những cáilòbátquái hũbạihoá biến những đảngviêncánbộ trungkiên của chếđộ thành những conmọt gặmmòn cái guồngmáy đãtừng đượcxem là kỹluậtsắt.

Ðọc tớiđây cólẽ sẽ cóngười buộcmiệng nói: lạithêm một têncầmbút đạođứcgiả! Thựcvậy, về Việtnam những nơi tôi thường luitới là những barrượu, nhàhàng và Karaoke tráhình... tôi chìmđắm trongnhững truyhoan táctáng nhưng vẫn làm ôngthánh lênmặt dạyđời. Khôngphải là tôi đã viết trong lờimởđầu của chương nầy là tôi chỉ sẽ viết về đànbà và những "kiềunữ" Áchâu thôisao? Ðànông khi bànbạc chuyện đànbà thì ngoài chuyện truytìm thútruyhoan ra thì còn chuyệngì nũa để nói? Mà muốn tándương cáiđẹp của đànbà là ngoài cáiđẹp với những áoquần trangsức bênngoài còn cáiđẹp tuyệtvời của thânthể trầntruồng của họ. Trên trầngian này cólẽ khôngcó cáiđẹp tựnhiên nào bằng thânhình loãlồ của đànbà. Máitóc mềmmại, khuônmặt thanhnhtú , ánhmắt trữtình, lànda trắngmướt, đôi bờvai mãnhkhảnh, đôigò đàotiên mọngnước, hoàlẫn vớinhững nétcong hàihoà, những chỗnhô và cơiphồng của vùng tráicấm, cặpgiò dàithon gợicảm, và đôimông chắcnịch... Muốn được nhìnngắm những thânhình tuyệmỹ kia không laivãng tới những chỗ các "kiềunữ" kia hànhnghề thì "cótiền làmsao muađược tiên?"

Phảinói là Việtnam là nơichốn ănchơi cóhạng của Áchâu và thanhlịch hơn nhiều nơi trên thếgiới. Thídụ, ở Bangkok, Tháilan, khi đến khu "đènđỏ", ngườita bướchẳn vào cái thếgiới muavui nhụcdục mộtcách trầntục. Còn ở Việtnam, nếu khôngphải là nơi thổđịa đưađườngchỉlối hay chỗ bạn thườngxuyên luitới, nhiều nơi vídụ như bềngoài của những nhàhàng hay Karaoke trông vôtội như khôngcógì, nhưng bêntrong là những độngtiên.

Cáithú ănchơi của những taytàitử như tôi cũng lắm côngphu, dàycôngkhéoluyện mới thành. Và tuỳvào cái nãotrạng khi xuấtquân, tôi cóthể chỉ chọn vào một barrượu uống nămbảy chaibia, nóilời bônglơn đùacợt thiếutaonhã mớmý với những nữtiếpviên hầurượu diễmkiều và thựctế lắm cô thích nghe những lời đùacợt đó. Nhiều cô hầurượu trong những barrượu nầy, thídụ như Nhạctrẻ Số 1 Lý Chánh Thằng Và Nhạctrẻ Số 2 bus ở Lê Thánh Tôn, đasố theo chỗ tôi biết là những côgáiquê thựcthà còntrinhtrắng mới vàonghề và những sinhviên đilàm thêm catối để kiếmtiền ănhọc. Có những khi sau một bữanhậu ănuống tưngbừng với những đứabạn hoangđàng nhất, và khi menrượu chưa đủ nồng, lửatình vừa mới vừa khơidậy, thếlà năm bađứa chúngtôi kéonhau vào những chỗ thượngvànghạcám Karaoke để hát lời tìnhyêu. Rượuvào lờira, toànlà những lời tụctĩu mà bìnhthường một người thuộcloại được xếphạng taychơi tàitử như tôi khôngdám nói mộtcách bìnhthường. Dođó rượu là cái môigiới mà conngườita thườnghay mượn nó để làmđònbẩy cho những giảiphóng tâmlinh!

Hoạtđộng của kỹnghệ biaôm Việtnam lantràn trên khắp mọi ngõngách của đấtnước ngèokhó của chúngta. Ítra sinhhoạt này cũngcó những cái hay của nó là nó tạo côngănviệclàm cho mộtsố người và là nơi xảxúbắp cho những dònnén tìnhdục của xãhội cũng là những nơichốn muavui cho nhữngkẻ cótiền để nuôidưỡng hoạtđộng kinhtế chìm này nếukhôngthì sẽ cóngười chếtđói.

Bạn cóthể tìmthấy những thúvu tươngtự trên khắp nẽođường đấtnước từ thànhthị đến thônquê -- đasố là biaôm, và những hoạtđộng tráhình khác. Chắc bạn rồi cũng sẽ chẳng có gì ngạcnhiên hay bỡngỡ khi cólúc những tay taito mặt lớn của tầnglớp thốngtrị đều thamgia tíchcực vào những sinhhoạt giảitrí trầntục nầy. Khôngphải một mà nhiềulần tôi cóđược cái vinhdự thamgia vào những cuộcduhí tưngbừng của nhữngtay gộcgậy cốtcán của chếđộ. Họ cũng phátrời không mời thiênlôi ynhư những người dândã như tôi, và đi chung với những đámngười nầy tôi còn được hưởng thêm cáithú ănmày quyềnlực, nghĩalà ănké cái uyphong quyềnthế của kẻkhác để được hầuhạ và chìuchuộng như một ônglãnhchúa con.

Tổngcộng số thờigian tôi về chơi Việtnam trướcsau là hơn một năm. Một năm trường trongsuốt những chuyếnđi đâyđó từbắcchínam tôi đãng dừngchânlại khôngbiết baonhiêu lần, và mỗilần dừng tại một thànhphố nàođó, tôi đã khaiphá những điạphận tiêncảnh hạgiới va khôngngừng truytìm những kỳnữ diễmkiều. Khỏiphảinói là những nơi tôi thường luitới là nhữ barrược, phòngtràcanhac, nhàhàng karaoke, càphê biaôm... đủdạng đủcở... Nhưng đừng vìthế mà bảo tôi cà consâu dâmdật. Tôi có cái triếtlý sống riêng của mình, chuyện giảiquyết sinhlý thựcra cũng rất chừngmực và đềuhoà. Cáiđiều tôi tìmkiếm trong triếtlý sống của mình là khámphá cáiđẹp, cái mỹmiều của những tiênnữ trầngian. Tôi cũng khôngcòn nhớrõ là cáithú thanhtao này bắtđầu đếnvới tôi từ baogiờ nhưng tôi biếtchắcrằng tới mãi vào nhữngnăm đầu của tuổi đôimươi tôi chưa thựcsự bị cái gợicảm của thânhình congái đầy quyếnrũ đằngsau những tàáodài Việnam mõngmãnh. Cũng vào lứatuổi đó, tôi còn thích nhìnngắm những khuôn mặt thanhtú sánlạn đẹpđẻ của phụnữ hơn là đưamắt chúý nhìn bộngực hay cặpmông chắcmọng của pháiđẹp. Mãi vềsau khi bướcqua khỏi ngưỡngcữa bamươi, tôi mới thựcsự bi cuốnhút đến những tấmthân ngàngọc ngìnvàng của đànbà. Và phụnữ Áchâu cái cáinamchâm có sứchút mãnhliệt hơn phụnữ datrắng.

Tôi là người yêuthích dulịch và tôi đã kếthợp những viễntrình về phươngÐông với ýthích chiêmngưỡng thânhình trầntruồng của người phụnữ Áđông thành một cáithú khôngthể thiếusót trên cõiđời nầy. Thựcsự nói là tôi háosắc cũng khôngđúng, yêuthích cái vẻđẹp thanhtú của đànbà Áchâu thì đúnghơn. Và khi sựyêuthích trên đủ cuồngnhiệt để bốccháy thành những ngọnlửa dụctình hừnghực thì đến lúcđó cáiđẹp khi đã dânghiến đến tầmtaytôi, thì, ô kìa, tôi cũng chỉ là ngườiđànông bìnhthường chỉ biết ktìmkiếm cáiđẹp với đôibàntay trầntục thôkệt dàyxéo trên những vùngđất cấm nẩylửa, vừa mềmmại, vừa trơnẩm, mướtma nuộtnà đủlàm cho ngủquan của conngườimình têdại đờđẫn. Và những kiềunữ Việtnam trong những chỗ muavua rượuchè là những nguồn hoanlạc vôhạn mà cõiđời nầy đã dànhtặng cho một thiểusố người cơmno ấmcật.

Ðólà cáiđẹp tổngquan tôi muốn môtả về congái Việtnam nóichung, cái đẹp ởđây baogiờ cũng đikèm những xúccảm tựnhiên và dàodạt. Ðôikhi chânlý của cuộcđời mình là người thấyrõ nhưng khôngphải ai cũng thấyđược. Cáiđẹp của nữphái khôngphải baogiờ cũngđược thưởngthức và cảmnhận trong cùng một mứcđộ nhưnhau đốivới đànông. Aiđúng ai sai khôngbiết nhưng khi tôi sosánh tôi và mộtvài ngườibạn khác, họ có lốithưỏngthức khác tôi. Thídụ có đứa khôngmuốn phí thờigian để vỡnvở với cáiđẹp, mà nó khi raquân là lâmtrận ngay, xong vềnhà nằm lănra ngủquay để ngày hômsau trên thânmình khôngcòn hơihám vếttích gì của niềm hoanhạc đêmqua còn sótlại. Tôi thì thích dòdẫm, thích nângniu những cảmgiác của cáithời mớibiếtyêu, mới biết gần người đànbà lầnđầu để tậnhưởng cáicảmgiác rạorực đêmê của đườngđi khôngđến hay khôngbaogiờmuốn tớiđích cả, như cáchnói của Huy Cận (hay của Xuân Diệu? tình chỉ đẹp khicòn dangdỡ. Khi người đànông đã chiếmđoạt đơợc ngườiđànbà, thườngkhi họ khôngcòn trântrọng nângniu quíhoá cái họ đã cóđược. Cólẽ vìvậy mà trong thờigian ở Sàigòn tôi thườnglui tới những barrượu nhạc và ngườiđẹp, chọn mộtvài cô làm đốitượng để uống bia tánngẫu, mạnhmồm, bỡncợt, ỡmờ ýtứ, đùanghịch, đụngchạm mộtcách cốý nhưng làmravẻ vôtình, tỏra simêđatình thắmthiết... cuốicùng làđể tậnhưởng cái cảmgiác lânglâng của chàng thanhniên mớilớn và mới biếtyêu lầnđầu... Cái thuở banđầu lưuluyến ấy, ngàn năm hồdễ mấyai quên!

Cũng vìthế chonên baogiờ tôi cũng cảmthấy mình như đếnhẹnlạilên, ngày trôngngóng đêm, đấthạn đang chờ mưa... lúcnào cũng dườngnhư đang trênđường kiếmtìm cáichânthiệnmỹ....

Nóivề mứcđộ ănchơi thì có giaiđoạn kiểuchơi Hànội vượttrôi cáchchơi của Sàigòn. Tôi cònnhớ hồi năm 1997, ở Hànội, khu ănchơi khéttiếng Quảngbá nằm phía bênkia HồTây, nơi có những dãy nhàlầu và biệtthự mới xâycất đẹpđẽ có màuvôi vàngcam sậmmàu... Bêntrong khu nầy là một thếgiới ănchơi longtrờilỡđất của dân có máumặt ở Hànội. Bướcvào một barrượu, chọn một chỗngồi cóthể nhìnlên phía sànnhảy mộtcách rõràng là nơi có trêndưới haimươi cô thiếunữ trẻđẹp ănmặc tânkỳ hấpdẫn đứngngồi nhảynhót đủkiểu, nhìnchung là gốngnhư họ đang bàyhàng rabán, mà mónhàng đó là chính họ. Uống chưahết một chaibia là gãthanhniên phụcvụ trongquầy bướcra điđến chỗ tôi ngồi và kềtai hỏi hỏi:

- Sao, anh chọnđược cônào chưa?

Tôi vộivã đưamắt nhìnkỹ lên phía những côgáinhảy -- vừa lúcấy đúnglúc có một cô mớivừa bướcxuống từ thanglầu bêntrong nằmđốidiện phíatường bêntrái xuấthiện. Tôi đoánchừng là côta mới tiếpkhách ra - côbé có một cáiđẹp ăntiền(?) rấtdễ lôicuốn kháchlàngchơi, rất bắtmắt, rất gợicảm với cáiváy ngắn màuvàng cóhoabósát lấy tấmthân thonnhỏ dịudàng và cặpđùi dài quyếnrũ. Không cưỡnglạiđược sứcthuhút quyếnrũ của côgái đó, tôi nói ngay với ngườihầubàn: cô đó! Thếlà anhta lấy chìakhoá và thẻphòng (phíatrên barrượu là kháchsạn) dẫntôi bướcvề phía thanglầu bannãy và radấu cho côgái mớira đitheo. Cuộcmây mưa kếtheo đó xảyra trên phòng của tầnglầu kháchsạn chẳngcó gì đángnói ngoài những chừngmực ấy... Tôi chỉ muốn nhấnmạnh ởđây là cách làmăn táobạo của khuănchơi này. Vào năm 1999, tôi đọcthấy trên báo Tuổitrẻ ở Sàigòn là khu này đã bị dẹp sau một cuộctảothanh của côngan cấp thủđô (côngan khuvực hay quận đã bị mua đứt!) Cólẽ khunầy trướcđây là do conôngcháucha đứngra tổchức và quảnlý. Cólẽ nộibộ có cuộc tranhchấp thanhtrừng nàochăng?

Ở Hànội vào mùaxuân năm 1999 trênđường về Sàigòn từ Vịnh Hạlong ghéngang, buổitối tôi đibộ rãoquanh khu Quanthánh gần kháchsạn là tìmra đượcngay một quán vừalà barrượu bêndưới, vừalà dịchvụ karaoke bên trên lầu... Cũngnhư các quánbarrượu và karaoke ở Sàigòn, bạn cóthể vừa hát với cả miệng lẫn tay, bêncạnh là côemgái nhỏ miềnquê hầurượu hầu tình. Ðúnglà thiênđàng hạgiới Sat Jul 3 08:05:17 2004 (Edit Post) dchph Ở Sàigòn, tôi cólần đọcđược một bài phóngsự dài viết trên tờ Tuổitrẻ về hiệntượng karaoke biaôm ở Sàigòn, và tờbáo có đăng lời tríchdẫn trảlời câu phỏngvấn một thanhniên là tạisao anhta thích lacà tại những nhàhàng biaôm. Anhta trảlời với ý đạikhái là khi anh đếnđấy anh cảmthấy mình trởthành ông hoàngđế con, được ngườiđẹp ngồi cạnhbên nângniu chìuchuộng, nângkhănsửatúi, giục uống nhiều hơn ăn, và gảiđúngchỗngứa... những thứ mà anh khôngbaogiờ đượchưởng ởnhà... mà ngượclại, tôi đoánchừng là anhchàng nầy phải phụcvụ bàxã anh kiểuđó. Với sựkhảosát riêng của tôi, không ngườiđànông nào tôi gặp từ Sàigòn đến tỉnhnhỏ, khôngai không thích lacà đến những nơi đó. Khônghiểu cáckiểu, các hìnhthức biaôm đadạng ở Việtnam bắtđầu thànhhình từ baogiờ nhưng theo chỗtôibiết thì hồi Sàigòn trướcđây sau năm 1975, hìnhthức biaôm xuấthiện trên các vĩahè nơi mà trướcđây thường chỉ thấy là càphê vĩahè haylà càphê concóc. Cóthể đâylà sảnphảm tấtyếu của những năm mới giảiphóng cơcực thiếuthốn mà người phụnữ bấthạnh phải bướcvào nghề nầy để kiếmsống. Ở những "quán" biaôm nầy là những côhàngquán kiêmluôm ngườihầurượu. Thườngthì mỗi "quán"có nhiều cô. Dĩnhiên làphải trẻđẹp mănmà. Bạn vào ngồi, thườnglà trên những ghếđẫu nhỏthấp đặt quanh một cáibàn hìnhchữnhật thấplètè, phíatrên thường trãi tấmkhănbàn nylon, gọirượubia, tiếptheo là sẽcó một côgái đến ngồichung vớibạn. Thờiđó thườngthì chỉ mớitới mứcđộ khi ngồichung với các emgái nhỏ hậuphương, bạn cóthể vaikềvai, tayđantay, khôngphải là đi trênphốnhỏ màlà ngồi trên một vĩahè nàođó của Sàigòn, ở một nơi mà cóthể có lắmngườiqualại dòmngó soimói. nhưng đôikhi nếu bạn chọntrúng được chỗ vắngvẻ thì đôibàntay nhạycảm của bạn cóthể làmviệc tấtbật hơn. Cứ bia vào là tình ra. Ðến mộtlúc nào đấy khi em cảmthấy bạn uống thêm bia khôngnổi nữa là em sẽ đềnghị bạn đưa em về cõitiênbồng.

Biaôm ngàynay cơbản vẫncòn giữ đủ mấy món cháolú đó nhưng lại xuấthiện dưới nhiều hìnhthức tânkỳ, mớimẻ, và táobạo hơn. Cởnào giánào cũng có. Có thể đólà một nhàhàngăn với phòngănriêng, cóthể đólà một vũtrường sangtrọng, haylà một barrượu ngợpngười với khóithuốc nồngnặc và tiếngnhạc vỡtai. Nhưng thường thì đólà một quán tổnghợp: nhàhàng karaoke barrượu. Nhưng cóđiều cần nhấnmạnh rằng khôngphải quán karaoke nào hay barrượu nào cũngcó dịchvụ biaôm. Những hàngquán đó thườngcó treo bảngmiễnchiếnbài: karaoke giađình! Khi vào quán bạn sẽđược đưalên phòngriêng, trong một cănphòng đủrộng lớn hơn phòngkhách nhà bạn đôichút, đôikhi trangtrí rấtđẹp và đôikhi rất cẩuthả, và giànmáy canhạc cóxịn haykhông còn tuỳ nơi sangtrọng hay rẽtiền. Nhưng những thứ ngoạivật kểtrên khôngđángkể, biarượu nơinào cũng thếthôi, đángkể là nơiđó có gáiđẹp và biết chìuchuộng kháchthậpphương haykhông? Cókhi bạn sẽ gặp những nàng trờiđánhthánhđâm, mớisờmó mộttí là thốtlên em chả... emchả.. ơiới... Nếu gặptrườnghợp nầy bạn nên đổi "ghệ" là tốthơnhết, đôikhi còn nên nângcấp sang quán khác. Câu "tiềnnàocủanấy" khôngbaogiờ đúng mộttrămphầntrăm, nhấtlà ở Hànội, vừa rẽ vừa sang lại vừa đẹp. Ở Sàigòn có mộtvài chỗ giácả chắc chỉ để phụcvụ kiềubào yêunước, nhưng có chỗ tôi biết là chỉcó những ngườimẫu và áhậu đổinghề phụcvụ! Có những nơi chỉcó dân ănchơi thứthiệt ở Sàigòn mới biếtđuợc. Thànthử đốivới dân taymơ tàitử, nếucần phải đổi quán liêntục thìđó là chuyệnthường chođếnkhi bạn chọnđược quán vừaý.

Kháchhàng của những nơi tuyểnlựa casĩ này khôngphải ai vào là cũng thuộc loại quậy hết. Có người vì chiêuđãi khách bạnhàng hay côngankhuvực, hoặc để hù ônganhrễ mới ở Mỹ về, cóngười đến đấy vì tinhthần vănnghệ caođộ yêu cahát và muốn luyệngiọng. Còn đasố thườnglà dânquậy, như tôi đây tôi thường đến để rửamắt, rửamiệng, luyện ngủchỉkhícông, và hát bài "Giết người trong mộng"...

Vào những nơinầy tôi nghĩlà phảibiết cầmcự với nămbảy chaibia (đasố các côhầurượu ởđây đều uốngbia như hủchìm) lúcđó mới cảmthấy xuấtthần, cứ tưởng mình đang ở trong một nơi của tamcunglụcviện với cungtầnmỹmữ dưới Ngoạtriều Lê Long Ðỉnh. Có mộtvàilần tôi điđến những nơinầy với mộtvài nhânvật đángnhớ nhưlà với một cô kýgiả cho một tờbáo nặngký ở Sàigòn, giámđốc đạidiện cho một hãngtàubiển lớn nhấtnhì của Ðàiloan, hay những taygậygộc củachếđộ tạithànhphố ngồitrênăntruớc. Khi vào những nơinầy, khôngmấyai còn đeo những mặtnạ khảái, tấtcả đều hiệnra nguyênhình cái cựckỳ khảố của những conthú "nửangười nửangợm nửađườiươi", thôtục và dâmđãng. Ăntục nóiphét, giỡthói phàmphutụctử là "order of the day" (kinhnhậttụng). Trong biển rượu với tìnhnồng mensay, kẻ thì "vẫn hát lời tìnhyêu", kẻ thì tàymày tẳnmẳn nắntượng mộtcách xuấtthần chămchú giữa những cáinhìn tòmò táymáy của kẻkhác, còn tôi thì luyệntập thuầnthục từ chiêu ngủchỉkhícông đến chiêu nhấtdươngchỉ, đisâu đisát quầnchúng để hiểusâu hiểucạn địchtình đúngy nhưlời Bác dạy với tưtưởng chỉđạo đúngđắn là "mười năm trồngcây, trăm năm trồng người." "Sông có cạn đá có mòn, song chânlý ây khôngbaogiờ thayđổi."

Tôi có mộtvài người bạn, có người hồithời còn cắpsách đếntrường, hiềnlành như cụcbột, mà nay thì ngàynào cũng đóngtụ ở những nơiđó, trởthành kẻ saysưa nghiệnngập và truỵlạc bêtha... Còn một vài ngườibạn khác lúc ởnhà baogiờ cũnglà một ngườichồng ngườicha mẫmực khôngchê chỗnào được, nhưng vẫncứ lacà đến những lầuhồng gầnnhư hằngđêm... Ðang mêmẫn với giainhân mà vợ mà có gọi điệnthoại lại là nhanhnhẩu phóngvụt ra khỏiphòng để tiếngnhạc ầmỉ không làm kinhđộng giấcngủ của con ở bênkia đầudây. Và theonhư nhậnxét và kinhnghiệm của tôi, những ngườinày thích tìm củalạ, thích những cảmgiácmạnh và lànhmạnh... Lànhmạnh là vì họ cảmthấy vũkhí của họ còntốt, trămtrậntrămthắng, và cũng cùng cái vũkhí đó mangra tậpdợt với bàxã ởnhà và baogiờ cũng hãnhdiện là thựchiện tốt nhiệmvụ của chồng.

Cólẽ điềuđó đúng, những cú "close encounters of a third kind" thường truirèn thêm vũkhí chiếnlược của các ôngchồng... có mangra màidũa hoài thì condao mớibén... Trên cơthể conngười nếucó bộphận nào mà bạn ít xài tới thường dễ bị làmmất chứcnăng của nó. Vívon một cáchkhác, cứ một món thịbò ănhoài thì sẽ chán... phải đổimón... Ðổimón rồi mới thấy món thịtbò của bàxã làm ngonhơn. Cuốicùng thì các bàxã vẫn được lợi, và nhờđó giađình êmấm hơn(?) Và theokinhnghiệm của tôi, khi đụngđộ củalạ baogiờ tôi cũng cảmthấy những rungđộng thuở banđầu khi mớibiết gầngũi đànbà vẫncòn dàodạt trong tôi... Khi ngắmnhìn một ngườiđẹp và cảmthấy lòng hammuốn nhụcdục nổilên, thếlà tôi bèn nghĩ, cóthể vợmình khôngđẹp bằng nhưng vũkhí của côkia có là bàxã mình có, saolại không xài câynhàlávườn mà phải tìmkiếm đâuxa? Hômnào nẩyra được ýnghĩ nầy là hômđó bàxã mình đuợc thiếttiệc trầngian. Các bà nghĩsao?

Ðem ngượclại vấnđề trên ra thảoluận, chỉ khác góccạnh hoánđổi vaitrò, nếu các bà hànhxử mọiviệc như mấy ông nộitướng đãlàm, nghĩa là thườngxuyên đitìm "hoàngtử của lòngnàng" thì các ôngcụ sẽ nghĩsao? Tôi thì d'accord hếtmình, nêncó những barrượu hay karaoke mà nơiđó có những chàng hoàngtử bạchmã sẽ ra hầurượu các bà... Ðây không phải "ông ănchả bà ănnem" mà là đểcho đờisống đadạng, ývị và tươimát (fresh) hơn. Và nếu tôi khônglầm thì ở Sàigòn từ nhiều nămnay đãcó dịchvụ này nhưng mới chỉ giớihạn trong lãnhvực phụcvụ bằng điệnthoại diđộng của các ôngdànhcho cácbà, từ đấmbóp cho tới "full escort services" (tùngphụ tòngsự?), và kháchhàng chỉ mới giớihạn dànhcho đasố những bà giàucó nhưng côđơn gốichiếc, và dịchvụ nầy được họ biếtđến thôngqua phươngtiện rỉtai. Năm 1999, tờ Tuổitrẻ ở Sàigòn đã làmphóngsự về dịchvụ nầy. Tuynhiên vẫncòn thiếusót những nơi luitới dànhcho các bà để giảiphóng ngườiphụnữ Việtnam rakhỏi những ràngbuộc giáođiều và những hysinh thiệtthòi khôngbìnhđẳng.

Nói đếnđây cóngười sẽ giẩynẩy lên nói tênnầy là conquỷsứ, ai mà nghelời nó sẽ làm bạihoại giaphong, thuầnphongmỹtục, phávỡ những giátrị lâuđời của bốn ngàn năm vănhiến của nướcViệt! Thựcra tôi khônghề có ýđịnh mượn bàiviết nầy để cổvỏ nghề mạidâm dù là chínhthức hay tráhình, tôi chỉ đềcập đến một thựctại mà ai cũng biết, là nghề xưanhưtráiđất nầy qua các thờiđại nó đã từng tồntại sẽ còn mãimãi vềsau. Ta chẳngcần làm luật để hợppháphoá nghềnầy, nhưng ta cóthể biến nó thành mộtnghềmang hìnhthức taonhã hơn và xếp nó vào loại dịchvụ giảitrí cho cả ông lẫn bà, nơi mà mọingười có chỗ để xảxúbắp. Bên Mỹ có những nơi đànông thoáty cho đànbà xem, sao lại không? Thà tạođiềukiện để cho ông và bà có chỗ luitới giảitrí mộtcách côngkhai hơnlà để cả ông lẫn bà đều thích ănvụng và đi đến những nơi không ai haybiết.

Tôi cólẽ đã đi quáxa rakỏi chủđề kiềunữ qua những mạnđàm tràdưtiểuhậu kểttrên, nhưng thựcsự những luậnđàm đó vẫncòn xoayquanh vấnđề đànbà và thútruyhoan, chẳngqua ởđây nhân khi viếtvề Việtnam, tôi muốn phóngbút bànđến mộtsố vấnđề (Việtnam có hiều vấnđề để bànluận quá nhỉ?) liênquan đến kỹnghệ giảitrí trầmlặng của nướcnhà. Dùmuốndùkhông, đâylà một thựctế, các bà cóthể giảbộ không haybiết gì về đườngđinướcbước của ôngnhà nhưng ôhay, ông vẫn cứđi chơikhuya, chứngnàotậtnấy. Lydị ông chăng? Lấy ông khác thì cũng vậy, mà đasố những ông hiềnnhưmasoeur là những ông khờkhạo nhất. Có ai muốn lấychồng khờ? Có quơđủacảnắm khôngnhỉ? Cólẽ trông ônghiềntriết đó hiền nhưng có khờ không thì chưachắc-- đôikhi tráitim ông còn sôisục hơn dầusôi lửabỏng, chỉ không nóira màthôi, nhưng một ngày nàođấy mọisự mới lỡlàngra là "xemvậy chứ khôngphải vậy!"

Trởvềlại chuyện kiềunữ Việtnam, ởđây tôi muốn dành mộtít bútmực để tántụng những "đứctính tuyệtvời" của ngườiphụnữ Việtnam bêncạnh cáiđẹp về nhansắc của họ. Từlúc sinhra chođến cóchồng cócon và cho đếnchết, cólẽ sự hysinh của họ quá lớnlao sovới những đềnđáp mà họ nhậnlại được từ ngườikhác. Ai có maymắn lấyđượcvợ Việtnam chắcchắn nhậnbiết điềunầy. Nếu nói đólà những đứctính đã cấuthànhmộtphần của "gen" của ngườiđànbà Việtnam. Câunói cỗlỗxỉ "tạigiatòngphụ, xuấtgiátùngphu, phutửòngtử" nếu còn đượcxem nhưlà một đứctính thì đâylà một đứctính nổibật của ngườiđànbà Việtnam -- bên xứ Mỹ nầy bảođảm bạn thắpđốt trợntrắng con mắtra để tìm sẽ khôngbaogiờ tìmthấy. Phải nhìnnhận là nhữnggiátrị đạođức và xãhội của Việtnam còn phongkiến hơn nước phongkiến Trunghoa là nơi nguồngốc xuấtxứ của nó. Tôi không cổvũ nướcta phải gìngiữ tínhcách nầy vì với tôi, tôi khôngxem đó là đứctính, màlà những ràngbuộc nôlệ dànhcho conngười mà trongđó có mẹ của ta, chị và em gái ta, vợ và congái ta, bạngái ta... vànhững ngườiphụnữ khác đã bị những giátrị đó chiphối, và kếtquả là tạora sự bấtbìnhđẳng và bấtquânbình trong xãhôi. Ðólà một hìnhthức nôlệ còn tồntại như một giáođiều. Mộtkhi xãhội đã mất quânbình ta khôngthể kỳvọng nó sẽ đạtđược một sưpháttriển lànhmạnh ở nhiều lãnhvực.

Tôi có mâuthuẩn khi đã tántụng ngườiphụnữ Việtnam với những "đứctính tuyệtvời" như đã viết ởtrên? Ðể tôi nóitiếp là ngườiphụnữ Việtnam cầnphải được giảiphóng rakhỏi những kềmchế, những ràngbuộc, những lềlối của xãhội còn phongkiến của Việtnam. Tạisao, vìđó là lýdo làm cho những tồntại đốixử bấtcông với ngườinữ vẫncòn -- đànông vẫncòn tự dànhcho mình cáiquyền tựdo rượuchè mèomỡgàđồng trongkhi ngườiđànbà chỉ biếtquanhquẫn trongnhà lochuyện bếpmúc concái.... bạn suynghĩ thửxem, nhưvậy xãhội Việtnam cóthể coi là xãhội lànhmạnh không? Bạn sẽ không ngạcnhiên chútnào khi tôi kếtluận rằng xãhội Việtnam không lànhmạnh -- nơi mà đànông đasố đều rượuchè đoạlạc -- trongkhiđó mangra sosánh với xãhội của nướcMỹ -- trảlời tôi đi hỡi những ông ngườiMỹgốcViệt: cóphải là xãhội Mỹquốc có một cuộcsống lànhmạnh hơnnhiều, phải vậy không?

Thếlà tôi đã điđến một phảnđề của nhữngđiều tôi đã viếra về cáithú truytìm cáiđẹp ở những kiềunữ Áchâu, trongđó có kiềunữ Việtnam. Tôi khôngthấy cógì trởngại trong vấnđề nầy -- trênquảdất, không một lềluật nào có thể viết thành luậtlệ ngăncấm tôi trong việcthưởngthức những mónngonvậtlạ mà ởđây cụthể là chiêmngưỡng suytôn cáiđẹp thầnthành kỳdiệu của những nàng kiềunữ Áchâu!