User:Vuara/DỊCH TÊN ÐỊA DANH

From Wiktionary, the free dictionary
Jump to navigation Jump to search

DỊCH TÊN ÐỊA DANH

Hiện nay tên các ðịa danh du lịch trong những vãn bản hải quan, vãn bản du lịch…và trong sách vở còn chýa ðýợc dịch một cách thống nhất. Mỗi tài liệu ðều có những hýớng khác nhau. Chỉ một ðịa danh thôi thýờng tồn tại ðến nãm bảy cách dịch. Ví dụ Hồ Hoàn Kiếm: nõi này dịch là Hoàn Kiếm Lake, nõi khác thì Restored Sword Lake hay Lake of Restored Sword… Ðiều này gây rất phức tạp ngay cả ðối với ngýời trong nýớc, chýa kể ðến khách du lịch nýớc ngoài. Một ðiều nữa là chúng ta hay chỉ dịch những tên dễ dịch còn những tên khó thì bỏ qua. Chẳng hạn Hồ Tây = West Lake, Vãn Miếu - Literature Temple nhýng Quốc Tự Giám thì rất ít ngýời dịch. Có một vài ngýời cố dịch Quốc Tử Giám thành National School! Dịch nhý vậy thực tế ðã chuyển tải hết ðýợc ý nghĩa của từ Quốc Tử Giám hay chýa?

Vậy thì chúng ta có nên dịch toàn bộ tên ðịa danh ra tiếng nýớc ngoài hay không? (Còn nữa)



Gửi lúc 23:26, 28/05/04


nktvnvn

Kẻ lang thang trong giấc mơ con, chưa tìm được lối ra...




,Vietnam Thành viên từ 15:29, 29/10/03


Đã được 15 người bình chọn (3.67)

           Than phiền   



Không! Ý nghĩa thực của nó thì cứ đề người nào muốn nghiên cứu tiếng Việt, văn hóa Việt tìm hiểu. Dịch ra như vậy rất thô. Trước kia nhóm First News dịch chữ "nhà xuất bản Trẻ" thành "Youth Publishing House", nay thì đã đổi lại là "Tre Publishing House". Tui ủng hộ cách dịch này. Đã là tên riêng thì cho dù nó có gắn với 1 ý nghĩa gì đó cũng không nên diễn Nôm ra. Nếu theo khuynh hướng dịch từng chữ thì người ta sẽ dịch tên bạn như thế nào (Hạnh, Thủy, v.v.) hay bạn sẽ dịch tên người ta như thế nào (White, Brown, Peter, v.v.)? Rồi còn Đồng Nai, Hóc Môn?

Tuy nhiên, nếu cần có thể mở ngoặc để giải thích tên địa danh. Vd: Đèo Hải Vân = Hai Van Mountain Pass (Sea Cloud Mountain Pass)


Được nktvnvn sửa chữa / chuyển vào 12:45 ngày 29/05/2004

Gửi lúc 12:41, 29/05/04


esu

người tàng hình




,Switzerland Thành viên từ 01:23, 11/04/04


Đã được 13 người bình chọn (4.54)

           Than phiền   



Làm sao bạn muốn chỉ có một cách dịch tên Hồ Hoàn Kiếm thôi trong khi bản thân tiếng Việt có 2 tên: Hồ Hoàn Kiếm và Hồ Gươm ???

Tớ chủ trương không dịch gì cả: Hồ Tây thì cứ để nguyên là Hồ Tây (hoặc bỏ dấu đi thành Ho Tay) là đủ. Nếu muốn, có thể chú thích thêm ý nghĩa của địa danh này trong ngoặc đơn. Ngay cả những danh từ chung đi kèm như đèo, núi, sông, hồ, ao, đền, thành phố, thị trấn, thị xã, làng ... cũng nên để y nguyên.

Xin nói thêm là nếu bạn đã có dịp đọc qua các sách du lịch của nước ngoài nói về Việt Nam, hoặc bạn đã có dịp đọc bản đồ quốc tế, chắc hẳn bạn đã thấy người ta làm như trên.





Gửi lúc 15:09, 29/05/04


Julian

Chàng lãng tử đa tình cô đơn

Một người gắn bó và đang xây dựng TTVNOnline ngày một tốt đẹp hơn



,United Kingdom Thành viên từ 08:51, 25/11/02


Đã được 16 người bình chọn (4.44)

           Than phiền   



Trích từ bài của esu viết lúc 15:09 ngày 29/05/2004:



Tớ chủ trương không dịch gì cả: Hồ Tây thì cứ để nguyên là Hồ Tây (hoặc bỏ dấu đi thành Ho Tay) là đủ. Nếu muốn, có thể chú thích thêm ý nghĩa của địa danh này trong ngoặc đơn. Ngay cả những danh từ chung đi kèm như đèo, núi, sông, hồ, ao, đền, thành phố, thị trấn, thị xã, làng ... cũng nên để y nguyên.




Vậy trước tiên cần xác định trong tiếng Việt, chúng ta viết là hồ Tây hay Hồ Tây? Theo J thì phải viết là hồ Tây mới đúng. Và như thế khi dịch sang tiếng nước ngoài, như tiếng Anh sẽ phải là Tay lake (West lake) chứ không thể là Ho Tay được. Tương tự, chùa Thầy = Thay pagoda, núi Nùng = Nung mountain, sông Hồng = Hong river,...


Bờ cỏ dại lạnh lưng trần ngoan quá Em là ta , ta mãi là em.




Gửi lúc 07:45, 31/05/04


honghoavi

Một đóa hoa tường vi hồng mong manh. Phóng viên chiến trường Saigon Chicken News (SCN)




,Vietnam Thành viên từ 21:27, 17/04/04


Đã được 7 người bình chọn (3.86)

           Than phiền   



Cũng là đề tài dịch tên địa danh nhưng ta nên dịch các địa danh nước ngoài sang tiếng Việt như thế nào đây?

Tôi hay xem chương trình dự báo thời tiết thấy đài VTV dịch quá ngô nghê. Toàn bộ được phiên âm ra tiếng Việt như Niu - oóc... Theo ý tôi nên để nguyên từ tiếng nước ngoài và đọc theo tiếng của họ là hay nhất cũng như chúng ta dịch những địa danh của chúng ta sang tiếng nước ngoài vậy. Nếu muốn phiên âm thì ta nên phiên âm thành Hán Việt Ví dụ Mạc Tư Khoa, Chí Lợi, Phi Luật Tân, A Phú Hãn, Ba Tư...

honghoavi




Tu hợp vô nhân kiến. Tồn tâm hữu thiên tri.

Gửi lúc 11:07, 06/06/04


Julian

Chàng lãng tử đa tình cô đơn

Một người gắn bó và đang xây dựng TTVNOnline ngày một tốt đẹp hơn



,United Kingdom Thành viên từ 08:51, 25/11/02


Đã được 16 người bình chọn (4.44)

           Than phiền   



Trích từ bài của honghoavi viết lúc 11:07 ngày 06/06/2004:



Cũng là đề tài dịch tên địa danh nhưng ta nên dịch các địa danh nước ngoài sang tiếng Việt như thế nào đây? Tôi hay xem chương trình dự báo thời tiết thấy đài VTV dịch quá ngô nghê. Toàn bộ được phiên âm ra tiếng Việt như Niu - oóc... Theo ý tôi nên để nguyên từ tiếng nước ngoài và đọc theo tiếng của họ là hay nhất cũng như chúng ta dịch những địa danh của chúng ta sang tiếng nước ngoài vậy. Nếu muốn phiên âm thì ta nên phiên âm thành Hán Việt Ví dụ Mạc Tư Khoa, Chí Lợi, Phi Luật Tân, A Phú Hãn, Ba Tư...




Vấn đề dịch các địa danh nước ngoài lâu nay vẫn gây tranh cãi, vì thực ra rất khó đưa ra một chuẩn thống nhất. Bác hong hoa vi đưa ra giải pháp để nguyên từ tiếng nước ngoài không ổn nếu bác dụng đến địa danh của các nước không sử dụng ký tự Latin như Thái, Trung Quốc, Nhật Bản, Ai Cập,...Ngay cả các nước dùng ký tự Latin thì nhà đài cũng không đủ nhân tài thông thạo đủ các thứ tiếng trên TG để viết một cách chính xác, nhất là tin tức nước ngoài thường được VTV thu thập qua kênh chỉ của một số rất ít nước như Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung. VD khi đưa lại tin về lễ hội ở một ngôi làng Mexico qua kênh CNN, thì VTV cũng chỉ biết được tên ngôi làng ấy đã được ghi theo tiếng Anh. Việc đọc cũng tương tự, phát thanh viên về cơ bản chỉ có thể phát âm tương đối chính xác một số địa danh quen thuộc hoặc địa danh của một số ngôn ngữ thông dụng như Anh, Pháp. Việc phiên âm qua tiếng Hán Việt theo Ju hoàn toàn không nên áp dụng vì thực ra nó việc phiên âm như vậy không mang lại một ý nghĩa thiết thực gì cả; đồng thời lại tạo thêm sự phụ thuộc vào tiếng Trung.



Bờ cỏ dại lạnh lưng trần ngoan quá Em là ta , ta mãi là em.




Gửi lúc 17:46, 06/06/04


esu

người tàng hình




,Switzerland Thành viên từ 01:23, 11/04/04


Đã được 13 người bình chọn (4.54)

           Than phiền   



Trích từ bài của Julian viết lúc 17:46 ngày 06/06/2004:


Vấn đề dịch các địa danh nước ngoài lâu nay vẫn gây tranh cãi, vì thực ra rất khó đưa ra một chuẩn thống nhất. Bác hong hoa vi đưa ra giải pháp để nguyên từ tiếng nước ngoài không ổn nếu bác dụng đến địa danh của các nước không sử dụng ký tự Latin như Thái, Trung Quốc, Nhật Bản, Ai Cập,...Ngay cả các nước dùng ký tự Latin thì nhà đài cũng không đủ nhân tài thông thạo đủ các thứ tiếng trên TG để viết một cách chính xác, nhất là tin tức nước ngoài thường được VTV thu thập qua kênh chỉ của một số rất ít nước như Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung. VD khi đưa lại tin về lễ hội ở một ngôi làng Mexico qua kênh CNN, thì VTV cũng chỉ biết được tên ngôi làng ấy đã được ghi theo tiếng Anh. Việc đọc cũng tương tự, phát thanh viên về cơ bản chỉ có thể phát âm tương đối chính xác một số địa danh quen thuộc hoặc địa danh của một số ngôn ngữ thông dụng như Anh, Pháp. Việc phiên âm qua tiếng Hán Việt theo Ju hoàn toàn không nên áp dụng vì thực ra nó việc phiên âm như vậy không mang lại một ý nghĩa thiết thực gì cả; đồng thời lại tạo thêm sự phụ thuộc vào tiếng Trung.

[maroon][size=4]Bờ cỏ dại lạnh lưng trần ngoan quá Em là ta , ta mãi là em.






Nội cái tên Mexico cũng là tên tiếng Anh rồi. Tớ thấy cách làm hay nhứt là: phiên âm sang tiếng Việt một cách gần giống nhất có thể theo nguyên ngữ địa phương. Một chuyện đơn giản như vậy mà không ai làm theo...

Sao nước ta không tạo ra một tập bản đồ thế giới để thống nhất hoá cách gọi các địa danh nhỉ ? Sau đó thì đơn giản lắm, chỉ có việc giở cuốn đó ra là biết ngay cách đọc, cách viết thôi ...






Gửi lúc 18:47, 06/06/04


Julian

Chàng lãng tử đa tình cô đơn

Một người gắn bó và đang xây dựng TTVNOnline ngày một tốt đẹp hơn



,United Kingdom Thành viên từ 08:51, 25/11/02


Đã được 16 người bình chọn (4.44)

           Than phiền   



Trích từ bài của esu viết lúc 18:47 ngày 06/06/2004:



Trích từ bài của Julian viết lúc 17:46 ngày 06/06/2004:


Vấn đề dịch các địa danh nước ngoài lâu nay vẫn gây tranh cãi, vì thực ra rất khó đưa ra một chuẩn thống nhất. Bác hong hoa vi đưa ra giải pháp để nguyên từ tiếng nước ngoài không ổn nếu bác dụng đến địa danh của các nước không sử dụng ký tự Latin như Thái, Trung Quốc, Nhật Bản, Ai Cập,...Ngay cả các nước dùng ký tự Latin thì nhà đài cũng không đủ nhân tài thông thạo đủ các thứ tiếng trên TG để viết một cách chính xác, nhất là tin tức nước ngoài thường được VTV thu thập qua kênh chỉ của một số rất ít nước như Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung. VD khi đưa lại tin về lễ hội ở một ngôi làng Mexico qua kênh CNN, thì VTV cũng chỉ biết được tên ngôi làng ấy đã được ghi theo tiếng Anh. Việc đọc cũng tương tự, phát thanh viên về cơ bản chỉ có thể phát âm tương đối chính xác một số địa danh quen thuộc hoặc địa danh của một số ngôn ngữ thông dụng như Anh, Pháp. Việc phiên âm qua tiếng Hán Việt theo Ju hoàn toàn không nên áp dụng vì thực ra nó việc phiên âm như vậy không mang lại một ý nghĩa thiết thực gì cả; đồng thời lại tạo thêm sự phụ thuộc vào tiếng Trung.



Nội cái tên Mexico cũng là tên tiếng Anh rồi. Tớ thấy cách làm hay nhứt là: phiên âm sang tiếng Việt một cách gần giống nhất có thể theo nguyên ngữ địa phương. Một chuyện đơn giản như vậy mà không ai làm theo...

Sao nước ta không tạo ra một tập bản đồ thế giới để thống nhất hoá cách gọi các địa danh nhỉ ? Sau đó thì đơn giản lắm, chỉ có việc giở cuốn đó ra là biết ngay cách đọc, cách viết thôi ...



Ju thấy khái niệm "gần giống nhất có thể theo nguyên ngữ địa phương" hơi mơ hồ và phức tạp. Không hiểu sao esu lai cho đấy là chuyện đơn giản. Như mình đã nói, có phải ai cũng nắm được ngôn ngữ, phát âm của tất cả các nước được đâu. Do đó, chỉ có thể thống nhất một cách tương đối cách phát âm một số địa danh phổ biến hoặc ở các nước có ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam như Anh, Pháp, Trung,.. Theop bạn, việc lập một tập bản đồ đoa mất thời gian bao lâu, khi mà các nguyên tắc phiên âm chúng ta chưa thống nhất được. Việc nhà nước in ra một quyển sách để liệt kê tất cả các địa danh là một việc làm không tưởng vì có ti tỉ địa danh trên TG. Cái chúng ta cần hướng tới là một chuẩn thống nhất để phiên âm tiếng nước ngoài, không chỉ cho các địa danh mà cả tên người, tên hoa cỏ, loài vật,...



Bờ cỏ dại lạnh lưng trần ngoan quá Em là ta , ta mãi là em.




Gửi lúc 09:24, 07/06/04


nktvnvn

Kẻ lang thang trong giấc mơ con, chưa tìm được lối ra...




,Vietnam Thành viên từ 15:29, 29/10/03


Đã được 15 người bình chọn (3.67)

           Than phiền   



Tôi chủ trương không dùng từ Hán Việt để phiên âm địa danh. Thử hỏi Tân Gia Ba và Singapore cái nào thông dụng hơn? Cái nào nói lên dễ hiểu hơn? Còn Gia Nã Đại và Canada? Bây giờ hình như chỉ có người Việt ngày xưa (đa số ở nước ngoài) mới dùng chữ Ba Tây thay cho Braxin.

Việc để từ nguyên gốc trong văn bản rất hay, nhưng việc đọc tên địa danh theo âm của người ta không khả thi vì nó sẽ tạo ra 1 hiện tượng lai căng nghe ngộ ngộ. Đọc đúng tương đối là được rồi. Chừng nào nước ngoài đọc được tên địa danh trong nước mình theo chuẩn tiếng Việt thì ta sẽ theo họ. Những tên riêng tiếng Hy Lạp (như Euclide, Pythagoras, Archimede) xuất hiện trong sách toán Mỹ được đọc theo âm Mỹ chứ không theo âm Hy Lạp.


Gửi lúc 10:28, 07/06/04


esu

người tàng hình




,Switzerland Thành viên từ 01:23, 11/04/04


Đã được 13 người bình chọn (4.54)

           Than phiền   



Trích từ bài của nktvnvn viết lúc 10:28 ngày 07/06/2004:



Tôi chủ trương không dùng từ Hán Việt để phiên âm địa danh. Thử hỏi Tân Gia Ba và Singapore cái nào thông dụng hơn? Cái nào nói lên dễ hiểu hơn? Còn Gia Nã Đại và Canada? Bây giờ hình như chỉ có người Việt ngày xưa (đa số ở nước ngoài) mới dùng chữ Ba Tây thay cho Braxin. Việc để từ nguyên gốc trong văn bản rất hay, nhưng việc đọc tên địa danh theo âm của người ta không khả thi vì nó sẽ tạo ra 1 hiện tượng lai căng nghe ngộ ngộ. Đọc đúng tương đối là được rồi. Chừng nào nước ngoài đọc được tên địa danh trong nước mình theo chuẩn tiếng Việt thì ta sẽ theo họ. Những tên riêng tiếng Hy Lạp (như Euclide, Pythagoras, Archimede) xuất hiện trong sách toán Mỹ được đọc theo âm Mỹ chứ không theo âm Hy Lạp.




Vậy thì để nguyên tên nước ngoài là nước nào ? Tên tiếng Anh, Pháp, Trung ? Chả lẽ trích tài liệu tiếng Anh thì dùng tên tiếng Anh, tài liệu tiếng Pháp thì dùng tên tiếng Pháp hay sao ? Vậy thì phụ thuộc vào mấy tiếng đó rồi còn gi.

Nếu muốn để nguyên dạng cũng phải để dạng nguyên ngữ. Đối với những ngôn ngữ không dùng bảng chữ cái Latinh, ta lấy dạng Latinh hoá chính thứ của ngôn ngữ ấy, vì phần lớn các ngôn ngữ này đều có dạng Latinh hoá chính thức.

+++

Tôi đồng ý. Những tiếng nào dùng bảng chữ latinh thì chúng ta nên để nguyên dạng. Còn những tiếng khác như Hán, Nhật, Thái, Ả rập, ... toàn dùng que với gậy với giá đỗ thì dùng dạng latinh hoá chính thức (nếu có) hoặc dùng theo tiếng Anh (vì tớ biết tiếng Anh). Nó cũng giống tên người thôi. Đã là cái tên của người ta thì hãy cố mà viết cho đúng còn đọc có sai hay lơ lớ thì là chuyện bình thường có thể chấp nhận được. Cùng người Việt với nhau mà đọc một chữ nhiều khi còn khác nhau (tiếng địa phương) huống hồ ...

Gửi lúc 16:07, 07/06/04


Voldo

Thành viên 1980Family và tổ chức quốc tế CSC.Kẻ mà ai cũng phải run sợ-tv lực lượng cực ác CSC.




,Vietnam Thành viên từ 15:31, 26/06/02


Đã được 5 người bình chọn (3.60)

           Than phiền   



Tôi nghĩ khi dich tên điạ danh ra tiếng việt, ta nên để nguyên và quan trọng là để nguyên có dấu

Hồ Hoàn Kiếm nên để là Hoàn Kiếm Lake

Núi Nùng nên để là Nùng moutain

Việc làm này sẽ tránh được sự nhầm lẫn không cần thiết như Kien giang có thế bị hiểu thành Kiên Giang hay Kiến Giang??? Tam = Tâm hay Tam hay Tam???


Gửi lúc 13:50, 14/06/04


esu

người tàng hình




,Switzerland Thành viên từ 01:23, 11/04/04


Đã được 13 người bình chọn (4.54)

           Than phiền   



Trích từ bài của Voldo viết lúc 13:50 ngày 14/06/2004:



Tôi nghĩ khi dich tên điạ danh ra tiếng việt, ta nên để nguyên và quan trọng là để nguyên có dấu Hồ Hoàn Kiếm nên để là Hoàn Kiếm Lake

Núi Nùng nên để là Nùng moutain

Việc làm này sẽ tránh được sự nhầm lẫn không cần thiết như Kien giang có thế bị hiểu thành Kiên Giang hay Kiến Giang??? Tam = Tâm hay Tam hay Tam???




Đồng ý với bác. Nhưng sẽ còn tốt hơn nữa nếu cứ viết là: Hồ Hoàn Kiếm, nếu cần chú thích ý nghĩa trong ngoặc đơn:

Hồ Hoàn Kiếm (The lake of [...])

Điều này sẽ tránh được những mơ hồ khi dịch tên kiểu: Bến Nghé (dịch hay không từ Bến) ...





Gửi lúc 14:54, 14/06/04


Julian

Chàng lãng tử đa tình cô đơn

Một người gắn bó và đang xây dựng TTVNOnline ngày một tốt đẹp hơn



,United Kingdom Thành viên từ 08:51, 25/11/02


Đã được 16 người bình chọn (4.44)

           Than phiền   



Trích từ bài của esu viết lúc 14:54 ngày 14/06/2004:



Trích từ bài của Voldo viết lúc 13:50 ngày 14/06/2004:



Tôi nghĩ khi dich tên điạ danh ra tiếng việt, ta nên để nguyên và quan trọng là để nguyên có dấu Hồ Hoàn Kiếm nên để là Hoàn Kiếm Lake

Núi Nùng nên để là Nùng moutain

Việc làm này sẽ tránh được sự nhầm lẫn không cần thiết như Kien giang có thế bị hiểu thành Kiên Giang hay Kiến Giang??? Tam = Tâm hay Tam hay Tam???




Đồng ý với bác. Nhưng sẽ còn tốt hơn nữa nếu cứ viết là: Hồ Hoàn Kiếm, nếu cần chú thích ý nghĩa trong ngoặc đơn:

Hồ Hoàn Kiếm (The lake of [...])

Điều này sẽ tránh được những mơ hồ khi dịch tên kiểu: Bến Nghé (dịch hay không từ Bến) ...




Vấn đề ở chỗ không phải mình chỉ dịch cho mình mà nói chung cần nên theo những tiêu chuẩn hoặc ít nhất là các thông lệ quốc tế khi chuyển ngữ. Giả sử các sách Việt Nam in là Hoàn Kiếm lake hay hồ Hoàn Kiếm, nhưng các sách nước ngoài lại không thể đánh đủ dấu như vậy được. Tất nhiên như vậy họ sẽ gõ là Hoan Kiem lake. Cùng một địa danh, quốc tế ghi một kiểu mình ghi một kiểu sẽ rất gây khó khăn cho nhiều người. Các bác mà khiến cho CNN, BBC trong bản tin thời tiết quôc tế mà viết Hà Nội hay thành phố Hồ Chí Minh được thì tôi hoàn toàn ủng hộ ý kiến của các bác. Tương tự như vậy là tên địa danh nước ngoài trong các văn bản dịch tiếng Việt. Ví dụ như tiếng Đức chẳng hạn, cũng nằm trong hệ thống chữ Latin nhưng lại có một số chữ cái không có sẵn trên các bàn phím thông thường. Do đó, chữ Zürich sang Việt Nam chỉ có thể viết thành Zurich. Bây giờ thử ngó sang xem bọn nước ngoài xử lý vấn đề này như thế nào. Pari (theo cách gi tiếng Việt hiện nay) là thủ đô của nước Pháp. Trong tiếng Pháp, thành phố này được ghi là París. Nhưng người Anh khi chuyển sang tiếng Anh lại không hề giữ nguyên dấu mà ghi thành Paris. Chúng ta cần chú ý là do lịch sử, tiếng Anh có khá nhiều từ bắt nguồn từ tiếng Pháp, và trong tiếng Anh, có dấu không phải là ngoại lệ. Tên nhà văn nổi tiếng người Colombia (hay còn viết là Cô-lôm-bi-a) đoạt giải Nobel (Nô-ben) năm 1982 Gabriel García Márquez trong Anh ngữ được viết là Gabriel Garcia Marquez ---> bỏ dấu hay không bỏ dấu?

Quả thực bây giờ mà có quy định các ngôn ngữ Latin khi dịch thuật sang tiếng Việt phải giữ nguyên theo ngôn ngữ gốc, Ju tin chắc một điều là cả người đọc lẫn người dịch đèu toát mồ hôi. Muốn hiểu chính xác các bản tin, văn bản, sách vở ở mỗi gia đình sẽ phải trang bị thêm từ điển của ít nhất là hàng chục ngôn ngữ đẻ có thể tra cứu.Hic



Bờ cỏ dại lạnh lưng trần ngoan quá Em là ta , ta mãi là em




Gửi lúc 18:22, 15/06/04


yeungon

Tôi ơi đừng tuyệt vọng




,Vietnam Thành viên từ 17:57, 10/08/03


Đã được 6 người bình chọn (4.83)

           Than phiền   



Trích từ bài của Julian viết lúc 18:22 ngày 15/06/2004:


Pari (theo cách gi tiếng Việt hiện nay) là thủ đô của nước Pháp. Trong tiếng Pháp, thành phố này được ghi là París. Nhưng người Anh khi chuyển sang tiếng Anh lại không hề giữ nguyên dấu mà ghi thành Paris.



Vấn đề là khi người Pháp vIết tiếng Anh họ viết là París hay Paris? Chúng ta đang ở vị trí như người Pháp.


Trẻ con cái, già thông đái ngon cơm.


Gửi lúc 18:34, 15/06/04


Voldo

Thành viên 1980Family và tổ chức quốc tế CSC.Kẻ mà ai cũng phải run sợ-tv lực lượng cực ác CSC.




,Vietnam Thành viên từ 15:31, 26/06/02


Đã được 5 người bình chọn (3.60)

           Than phiền   



Có một vấn đề nữa về địa danh khiến tôi cũng băn khoăn, đó là chuyện thông nhất tên địa danh ở chính những văn bản trong nước. Xin đưa ra ví dụ: (Các bác nào biết thêm thì xin đưa ra thêm nữa cho đủ)

-Buôn Mê Thuột - Ban Mê Thuật - Ban Mê Thuột : Tên nào là tên chuẩn???

-Bắc Cạn - Bắc Kạn

-Đắc Lắc -Đắc Lăk

-Chư Pông - Chư Prông (Âm Pr trong tiếng Việt không có)

Vậy nên làm thế nào đây??? BÁc nào có cách quy định viết chuẩn của nhà nước về vđ này không?


Gửi lúc 22:34, 15/06/04


esu

người tàng hình




,Switzerland Thành viên từ 01:23, 11/04/04


Đã được 13 người bình chọn (4.54)

           Than phiền   



Trích từ:


Pari (theo cách gi tiếng Việt hiện nay) là thủ đô của nước Pháp. Trong tiếng Pháp, thành phố này được ghi là París. Nhưng người Anh khi chuyển sang tiếng Anh lại không hề giữ nguyên dấu mà ghi thành Paris. Chúng ta cần chú ý là do lịch sử, tiếng Anh có khá nhiều từ bắt nguồn từ tiếng Pháp, và trong tiếng Anh, có dấu không phải là ngoại lệ. Tên nhà văn nổi tiếng người Colombia (hay còn viết là Cô-lôm-bi-a) đoạt giải Nobel (Nô-ben) năm 1982 Gabriel García Márquez trong Anh ngữ được viết là Gabriel Garcia Marquez ---> bỏ dấu hay không bỏ dấu?


Hơ hơ ... Paris đâu có dấu gì đâu ạ ??

Bỏ dấu hay không cũng được, vấn đề là chuỗi các ký tự Latinh phải được giữ nguyên. Bên TQ vẫn làm vậy mà. Ví dụ, thành phố Tây An đúng ra phải viết Xian với gạch ngang trên Xi. Nhưng tuỳ theo ngôn ngữ dịch mà người ta viết có gạch ngang đó hay không và có dấu phẩy trên như yêu cầu hay không. Cái chính yếu là thứ tự các chữ cái được chuẩn hoá: X I A N.





Gửi lúc 02:26, 16/06/04


Julian

Chàng lãng tử đa tình cô đơn

Một người gắn bó và đang xây dựng TTVNOnline ngày một tốt đẹp hơn



,United Kingdom Thành viên từ 08:51, 25/11/02


Đã được 16 người bình chọn (4.44)

           Than phiền   



Trích từ bài của esu viết lúc 02:26 ngày 16/06/2004:



Trích từ:


Pari (theo cách gi tiếng Việt hiện nay) là thủ đô của nước Pháp. Trong tiếng Pháp, thành phố này được ghi là París. Nhưng người Anh khi chuyển sang tiếng Anh lại không hề giữ nguyên dấu mà ghi thành Paris. Chúng ta cần chú ý là do lịch sử, tiếng Anh có khá nhiều từ bắt nguồn từ tiếng Pháp, và trong tiếng Anh, có dấu không phải là ngoại lệ. Tên nhà văn nổi tiếng người Colombia (hay còn viết là Cô-lôm-bi-a) đoạt giải Nobel (Nô-ben) năm 1982 Gabriel García Márquez trong Anh ngữ được viết là Gabriel Garcia Marquez ---> bỏ dấu hay không bỏ dấu?


Hơ hơ ... Paris đâu có dấu gì đâu ạ ??

Bỏ dấu hay không cũng được, vấn đề là chuỗi các ký tự Latinh phải được giữ nguyên. Bên TQ vẫn làm vậy mà. Ví dụ, thành phố Tây An đúng ra phải viết Xi'''''''''''an với gạch ngang trên Xi. Nhưng tuỳ theo ngôn ngữ dịch mà người ta viết có gạch ngang đó hay không và có dấu phẩy trên như yêu cầu hay không. Cái chính yếu là thứ tự các chữ cái được chuẩn hoá: X I A N.



Cái này là do nhầm lẫn của Ju: trong tiếng Pháp Pari là Paris. Tuy nhiên vấn đề ở đây là esu nói đến việc ghi tên địa danh ở đây nên giữ nguyên dấu. Tuy nhiên, thực tế là ngay chính bản thân rất nhiều người Việt khi lên Internet cũng gặp rắc rối khi đánh đủ dấu. Muốn hiển thị đúng phông tiếng Việt lại phải cài thêm phông chữ tiếng Việt. Tương tự, bác muốn ghi đúng dấu tiếng nước nào thì hầu hết lại phải cài thêm phông chữ hoặc bộ gõ tiếng nước ấy. esu đưa ra giải pháp "thoả hiệp" là có thể đánh dấu hay bỏ dấu nhưng phải giữ nguyên thứ tự chữ cái. Ju cũng thấy đây là giải pháp có vẻ tiện nhất, mặc dù có thể chưa phải chuẩn nhất. Hồ Hoàn Kiếm ---> Hoàn Kiếm lake, Hoan Kiem lake thành phố Hà Nội ---> Hà Nội city, Ha Noi city hay Hanoi city?


Được julian sửa chữa / chuyển vào 03:40 ngày 16/06/2004

Gửi lúc 03:34, 16/06/04


honghoavi

Một đóa hoa tường vi hồng mong manh. Phóng viên chiến trường Saigon Chicken News (SCN)




,Vietnam Thành viên từ 21:27, 17/04/04


Đã được 7 người bình chọn (3.86)

Than phiền




Trích từ bài của Voldo viết lúc 22:34 ngày 15/06/2004:



Có một vấn đề nữa về địa danh khiến tôi cũng băn khoăn, đó là chuyện thông nhất tên địa danh ở chính những văn bản trong nước. Xin đưa ra ví dụ: (Các bác nào biết thêm thì xin đưa ra thêm nữa cho đủ) -Buôn Mê Thuột - Ban Mê Thuật - Ban Mê Thuột : Tên nào là tên chuẩn???

-Bắc Cạn - Bắc Kạn

-Đắc Lắc -Đắc Lăk

-Chư Pông - Chư Prông (Âm Pr trong tiếng Việt không có)

Vậy nên làm thế nào đây??? BÁc nào có cách quy định viết chuẩn của nhà nước về vđ này không?




Theo tôi Buôn Mê Thuộc là đúng nhất. Chữ đầu tiên phải là Buôn mới đúng (buôn đây có nghĩa là buôn làng) Về Bắc Kạn. Đây là cách viết do Hồ chủ tịch khởi xướng, dùng chung c và k. Ví dụ Bác Hồ có tác phẩm "Đường kách mệnh" Tuy nhiên thực tế chứng minh cách viết này không phù hợp.

Hình như là Chư Prông chứ không phải là Chư Pông.

honghoavi




Tu hợp vô nhân kiến. Tồn tâm hữu thiên tri.

Gửi lúc 07:52, 16/06/04


Julian

Chàng lãng tử đa tình cô đơn

Một người gắn bó và đang xây dựng TTVNOnline ngày một tốt đẹp hơn



,United Kingdom Thành viên từ 08:51, 25/11/02


Đã được 16 người bình chọn (4.44)

Than phiền




Trích từ bài của honghoavi viết lúc 07:52 ngày 16/06/2004:



Theo tôi Buôn Mê Thuộc là đúng nhất. Chữ đầu tiên phải là Buôn mới đúng (buôn đây có nghĩa là buôn làng) Về Bắc Kạn. Đây là cách viết do Hồ chủ tịch khởi xướng, dùng chung c và k. Ví dụ Bác Hồ có tác phẩm "Đường kách mệnh" Tuy nhiên thực tế chứng minh cách viết này không phù hợp.

Hình như là Chư Prông chứ không phải là Chư Pông.




Cách viết kách mệnh, Bắc Kạn,... không biết có phải do Hồ Chí Minh khởi xướng không nhưng đúng là trong cách viết của Hồ Chí Minh có cách viết khác với chính tả hiện nay. Trong các bản in lại ngày nay hình như người ta đã soát lại hết các "lỗi" chính tả này nhưng nếu xem lại đúng bút tích của Hồ Chí Minh trong Di chúc, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến,.. thì k thường được dùng thay cho c, z thay cho d, ... Cách viết này là do Hồ Chí Minh khởi xướng? Hay chính tả thời đó như vậy và sau mới được cải cách như hiện nay? Một cách viết khác hầu như (hoàn toàn?) chỉ dùng khi ghi lại các tên có nguồn gốc từ các dân tộc thiểu số như Hrê, Hmong (Hmông, hay Hơ mông??), đàn trưng,...

+++

Theo tôi Buôn Mê Thuộc là đúng nhất. Chữ đầu tiên phải là Buôn mới đúng (buôn đây có nghĩa là buôn làng)

Tôi thì lại nghĩ Buôn Mê Thuật mới đúng nhưng chịu không giải thích được.